Bệnh Viện Đa Khoa Đức Giang Long Biên Hà Nội

Bệnh Viện Đa Khoa Đức Giang Long Biên Hà Nội

“Đông y – Tây y như hai bàn tay người thầy thuốc”

CÂU CHUYỆN THỨ HAI ĐẦU TUẦN CỦA EM BÉ BẮC – THĂNG LONG

Chào các cậu, Hôm nay, tớ sẽ kể một câu chuyện siêu thú vị và cũng siêu… bất ngờ về cuộc hành trình đầu tiên của mình! Vào một buổi sáng đẹp trời, tớ còn đang nằm cuộn tròn trong bụng mẹ, ấm áp và thoải mái như nằm trong...

Chúng tôi phục vụ cộng đồng nhưng luôn tôn trọng quyền riêng tư của bạn! Lạm dụng thông tin trên website cho các hành vi làm phiền khách hàng là vi phạm điều khoản sử dụng và bị cấm.

Nếu bạn chắc chắc muốn ẩn số điện thoại vui lòng nhấn vào nút dưới đây:

Tập thể khoa Hồi sức tích cực Nhi

1. Tên khoa: Khoa Hồi sức tích cực và truyền nhiễm Nhi

- Email: [email protected]

- Địa chỉ liên hệ : Tầng 2 nhà C, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, số 54 Trường Lâm, quận Long Biên , TP Hà Nội

- Khoa HS Nhi được thành lập ngày 18/7/2017 theo quyết định số 214/QĐYT của Sở Y Tế Hà Nội trên cơ sở tách từ khoa Nhi.

- Trưởng khoa: Ths.Bs.NCS Hoàng Văn Kết

- Phó trưởng khoa: BS CKII Nông Thanh Tuyến

- Điều dưỡng trưởng: CNĐD Đặng Văn Hiếu

Ths.Bs. NCS Hoàng Văn Kết - TK HSTC Nhi

BSCKII. Nông Thanh Tuyến - Phó trưởng khoa HSTC Nhi

ĐDĐH. Đặng Văn Hiếu - Điều dưỡng trưởng khoa HSTC Nhi

- Trải qua 06 năm phát triển, hiên tại khoa HS Nhi đã và đang ngày phát triển kể cả về chất và lượng, với số nhân lực khoa gồm 30 nhân viên trong đó có 11 bác sỹ (01 bác sỹ chuyên khoa cấp II, 03 thạc sỹ Nhi khoa; 01 bác sỹ chuyên khoa cấp I ; 02 bác sỹ đang học thạc sỹ; 3 bác sỹ định hướng ); 18 điều dưỡng; 01 hộ lý.

5. Số giường bệnh và trang thiết bị

- Khoa HSTC Nhi có hệ thống buồng bệnh khang trang với 55 giường bệnh, trong đó có 06 giường ICU, 12 giường CC, với hệ thống nhiều máy thở hiện đại, mornitor theo dõi, máy truyền dịch – bơm tiêm điện đảm bảo công tác khám chữa bệnh cho các bệnh nhân nặng, nguy kịch.

- Hồi sức tích cực nhi là một trong những khoa có môi trường làm việc căng thẳng và áp lực tại bệnh viện Đức Giang. Bởi đa số bệnh nhân đã chuyển lên hồi sức là bệnh nhân nặng, rất nặng. Mặc dù khó khăn, vất vả và áp lực nhưng các y, bác sĩ của khoa Hồi sức tích cực nhi vẫn luôn nỗ lực điều trị để thực hiện sứ mệnh giành giật sự sống cho bệnh nhi nặng.

- Hàng năm khoa HS TC nhi thực hiện công tác khám và điều trị cho khoảng 2200 – 2500 bệnh nhân điều trị nội trú, trong đó khoảng 40% là những bệnh nhân nặng và nguy kịch với đủ các mặt bệnh thuộc mọi chuyên khoa như hồi sức tim mạch, hồi sưc hô hấp, thần kinh, truyền nhiễm. Khoa đã điều trị thành công cho rất nhiều trường hợp bệnh nhi nặng như: sốc nhiễm trùng, sốc phản vệ, nhiễm khuẩn huyết, viêm não, màng não, tay chân miệng nặng, sốc sốt xuất huyết, suy hô hấp, kawasaki…

- Khoa HSTC nhi đã 05 năm liền đạt danh hiệu tập thể xuất sắc, nhiều cá nhân đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở và cấp ngành. Đặc biệt trong giai đoạn 2019-2021 với sự bùng phát của dịch bệnh covid có nhiều cá nhân đạt bằng khen của chính phủ, thành phố và sở y tế trong công tác phòng chống dịch bệnh.

7. Hoạt động chuyên môn, các kỹ thuật mũi nhọn đã triển khai thành công

- Khoa đã xây dựng, cập nhật hoàn thiện các phác đồ điều trị cho những trường hợp bệnh nhi nặng cần hồi sức tích cực.

- Thực hiện thường quy các kỹ thuật cao như:

+ Thở máy xâm nhập qua NKQ- canuyn

+ Đặt catheter TMTT dưới hướng dẫn siêu âm

- Thường xuyên đào tạo chuyên môn cho bác sĩ trong khoa, cập nhật những kiến thức mới, rút kinh nghiệm từ những ca bệnh hay, khó để ngày càng nâng cao kiến thức chuyên môn;

- Liên tục cử các bác sĩ- điều dưỡng tham gia các khóa học ngắn hạn và dài hạn về lĩnh vực hồi sức cấp cứu nhi để nâng cao tay nghề.

- Tập huấn thường xuyên các lớp học giao tiếp, ứng xử, hướng đến sự hài lòng của người bệnh.

9. Nghiên cứu khoa học và đào tạo

- Tham gia đầy đủ công tác nghiên cứu khoa học của bệnh viện, khuyến khích các bác sĩ trẻ, điều dưỡng tham gia để nâng cao kiến thức thực hành

- Tham gia tích cực công tác đào tạo các đối tượng học viên được học tập tại bệnh viện

- Tiếp tục phát huy nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao hiệu quả công việc trong khám chữa bệnh.

- Hoàn thiện kỹ năng và trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu càng cao trong công tác điều trị bệnh nhân nặng và nguy kịch.

- Triển khai lọc máu điều trị cho bệnh nhân nặng có chỉ định

- Thường xuyên cập nhật các kỹ thuật điều trị mới.

- Đáp ứng sự hài lòng cho người bệnh, đồng thời đảm bảo công bằng quyền lợi và trách nhiệm cho mỗi nhân viên y tế trong bệnh viện.

- Xây dựng tập thể khoa vững mạnh, đoàn kết, tạo ra một môi trường công tác lành mạnh và công bằng.

Nguyên tắc điều trị và lưu ý khi dùng thuốc điều trị Covid-19 tại nhà

Cùng với chiến dịch bao phủ vaccine và các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, mô hình điều trị bệnh nhân COVID-19 nhẹ hoặc không triệu chứng tại nhà đang cho thấy là hướng đi phù hợp và đem lại hiệu quả khi các nước chuyển sang thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh. *Nguyên tắc điều trị COVID-19  Không giống như bệnh lý do vi khuẩn gây ra đã có các kháng sinh để điều trị nguyên nhân, hầu hết bệnh lý do virus chưa có thuốc kháng virus đặc hiệu. Do đó, nguyên tắc chung trong điều trị COVID-19 tương tự như trị bệnh do virus khác, chính là tập trung vào điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng của bệnh nhân và phát hiện, xử trí kịp thời các trường hợp biến chứng của bệnh nhằm giảm tỉ lệ tử vong chung. Để đảm bảo thực thi các nguyên tắc này, việc phân tầng đúng nguy cơ cho người bệnh và giám sát chặt chẽ họ trong khoảng thời gian bệnh dễ diễn biến tăng nặng (từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10) đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Chỉ những người bệnh được đánh giá là có khả năng (hoặc có người hỗ trợ) chăm sóc bản thân, có thể tự dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, biết cách liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, không có bệnh nền, không thuộc đối tượng sinh lý đặc biệt (trẻ sơ sinh, người cao tuổi, phụ nữ mang thai) mới được cách ly, điều trị COVID-19 tại nhà.           - Trong quá trình điều trị, Người bệnh cần đăng kí trên app và cập nhật thường xuyên sức khỏe của mình và tuân thủ các hướng dẫn của nhân viên y tế. *Lưu ý khi dùng thuốc điều trị COVID-19 tại nhà Thuốc điều trị COVID-19 tại nhà bao gồm các thuốc điều trị triệu chứng, thuốc giúp nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch, thuốc phòng và điều trị biến chứng. Trong đó, một số thuốc điều trị COVID-19 cần được dùng đúng thời điểm, dưới sự giám sát chặt chẽ của nhân viên y tế, tránh lạm dụng gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và điều trị về sau. +Thuốc không cần kê đơn - Thuốc giảm đau, hạ sốt: Thuốc chứa dược chất paracetamol 500 mg thường dùng khi bệnh nhân có triệu chứng ho, sốt trên 38,5oC, đau đầu hoặc đau nhức mình mẩy. Liều dùng cho người lớn là 01 viên 500mg/ lần, trẻ em mỗi lần 10- 15mg/ kg cân nặng, nên mua thuốc liều lượng thích hợp dành cho trẻ nhỏ. Uống lặp lại mỗi 04 đến 06 giờ nếu còn triệu chứng.  Không nên lấy thuốc viên nén paracetamol dành cho người lớn và bẻ nhỏ 1/2, 1/3, 1/4… viên để dùng cho trẻ.Làm như thế sẽ không đúng liều và dùng thuốc viên thì rất khó cho trẻ uống.Hãy dùng thuốc paracetamol dạng lỏng, hoặc hoặc đọc kỹ bản hướng dẫn sử dụng thuốc để tính và dùng thật đúng liều cho trẻ. Chỉ dùng thuốc paracetamol trong một thời gian thường 3-4 ngày, nếu sốt tái diễn hoặc tăng thêm, cần đi khám bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và cho hướng điều trị thích hợp. - Thuốc bù điện giải: Oresol sử dụng để bù nước, chất điện giải khi bệnh nhân sốt cao, tiêu chảy và nên được chỉ định sớm cho bệnh nhân điều trị COVID-19 nhằm chống cô đặc máu. Pha đúng tỉ lệ theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc, người lớn uống theo nhu cầu, trẻ em dưới 5 tuổi uống từng thìa nhỏ dưới sự giám sát của người lớn. - Thuốc nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch: Các loại vitamin tổng hợp hoặc vitamin nhóm B, vitamin C, vi chất dinh dưỡng. Uống theo liều ghi trên nhãn hoặc hướng dẫn sử dụng. +Thuốc cần kê đơn Những thuốc sau đây có thể được kê đơn cho bệnh nhân điều trị COVID-19 để điều trị triệu chứng và biến chứng kèm theo. Cần liên hệ với bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được kê đơn và hướng dẫn cách dùng, liều dùng phù hợp. - Thuốc chống viêm ức chế miễn dịch corticoid: Gồm Dexamethasone, methylprednisolone, prednisolone… Đây là nhóm thuốc chống viêm, ức chế miễn dịch mạnh do đó không dùng điều trị COVID-19 thể nhẹ ở giai đoạn sớm. Vì khi cơ thể nhiễm virus thì hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt để bảo vệ cơ thể thông qua cơ chế vây bắt và tiêu diệt virus.Nếu dùng corticoid sớm sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng tự đào thải virus của hệ miễn dịch, dẫn tới thời gian điều trị kéo dài hoặc tăng tỉ lệ gặp biến chứng nặng.Chỉ tới khi phản ứng miễn dịch của cơ thể quá mức gây bão cytokine gây tổn thương phổi cũng như các cơ quan khác và ảnh hưởng đến chức năng sống của bệnh nhân, corticoid mới được chỉ định. - Thuốc chống đông máu: Rivaroxaban, Apixaban được sử dụng điều trị COVID-19 khi bệnh nhân có nguy cơ tăng đông máu gây tắc mạch. - Thuốc kháng virus: Hiện đang trong quá trình thử nghiệm, chỉ dùng cho một số đối tượng dưới sự giám sát chặt của cán bộ y tế, chưa có thuốc nào chứng minh được hiệu quả rõ rệt trên bệnh nhân COVID-19. - Kháng sinh: Kháng sinh không có tác dụng với virus nên chỉ được chỉ định trong những trường hợp có dấu hiệu bội nhiễm, nhiễm trùng cơ hội. - Thuốc điều trị mất ngủ, ho, nghẹt mũi, thuốc trị ngứa da, ban da…: Dùng theo chỉ định của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để tránh ảnh hưởng tới quá trình phục hồi hoặc điều trị. Những lưu ý khi bệnh nhân điều trị COVID-19 tại nhà Duy trì "5K: Khẩu trang- Khử khuẩn- Khoảng cách- Không tập trung- Khai báo y tế" theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Chuẩn bị vật dụng hỗ trợ theo dõi: Nhiệt kế theo dõi nhiệt độ, máy đo phân áp oxy, máy đo huyết áp. Lưu sẵn các số điện thoại cần phòng khi có tình huống khẩn cấp: Số điện thoại cấp cứu, nhân viên y tế phụ trách địa bàn bệnh nhân sinh sống, nhân viên y tế trong các hội nhóm thiện nguyện. Theo dõi hàng ngày các triệu chứng: Mệt mỏi; ho, ho có đàm, ho ra máu; ớn lạnh/ gai rét; viêm kết mạc (mắt đỏ); mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy. Thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo.Đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ. Không dùng thuốc điều trị triệu chứng khi không có triệu chứng. Thận trọng trong sử dụng thuốc. Không dùng cùng lúc nhiều đơn thuốc, đặc biệt chú ý các biệt dược có cùng một hoạt chất để tránh uống quá liều gây ngộ độc (như các biệt dược cùng chứa paracetamol, các loại thuốc đều là vitamin tổng hợp…). Thuốc cần kê đơn phải dùng dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế. Những lưu ý khi bệnh nhân điều trị COVID-19 biểu hiện tăng nặng của các triệu chứng: 8 dấu hiệu sau đây phải báo ngay với nhân viên y tế: - Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào. - Nhịp thở tăng: Người lớn nhịp thở >21 lần/phút; Trẻ từ đến dưới 5 tuổi nhịp thở: ≥40 lần/phút; Trẻ từ 5- dưới 12 tuổi: nhịp thở ≥ 30 lần/phút. - SpO2 < 96%; mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút; Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg. - Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu. - Thay đổi ý thức: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật. - Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân. - Không thể uống. Trẻ em bú kém/giảm, ăn kém, nôn. - Trẻ có biểu hiện: Sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ, ngón tay chân sưng phù nổi ban đỏ, nốt hoặc mảng xuất huyết...

Nguyên tắc điều trị và lưu ý khi dùng thuốc điều trị Covid-19 tại nhà

Cùng với chiến dịch bao phủ vaccine và các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, mô hình điều trị bệnh nhân COVID-19 nhẹ hoặc không triệu chứng tại nhà đang cho thấy là hướng đi phù hợp và đem lại hiệu quả khi các nước chuyển sang thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh. *Nguyên tắc điều trị COVID-19  Không giống như bệnh lý do vi khuẩn gây ra đã có các kháng sinh để điều trị nguyên nhân, hầu hết bệnh lý do virus chưa có thuốc kháng virus đặc hiệu. Do đó, nguyên tắc chung trong điều trị COVID-19 tương tự như trị bệnh do virus khác, chính là tập trung vào điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng của bệnh nhân và phát hiện, xử trí kịp thời các trường hợp biến chứng của bệnh nhằm giảm tỉ lệ tử vong chung. Để đảm bảo thực thi các nguyên tắc này, việc phân tầng đúng nguy cơ cho người bệnh và giám sát chặt chẽ họ trong khoảng thời gian bệnh dễ diễn biến tăng nặng (từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10) đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Chỉ những người bệnh được đánh giá là có khả năng (hoặc có người hỗ trợ) chăm sóc bản thân, có thể tự dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, biết cách liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, không có bệnh nền, không thuộc đối tượng sinh lý đặc biệt (trẻ sơ sinh, người cao tuổi, phụ nữ mang thai) mới được cách ly, điều trị COVID-19 tại nhà.           - Trong quá trình điều trị, Người bệnh cần đăng kí trên app và cập nhật thường xuyên sức khỏe của mình và tuân thủ các hướng dẫn của nhân viên y tế. *Lưu ý khi dùng thuốc điều trị COVID-19 tại nhà Thuốc điều trị COVID-19 tại nhà bao gồm các thuốc điều trị triệu chứng, thuốc giúp nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch, thuốc phòng và điều trị biến chứng. Trong đó, một số thuốc điều trị COVID-19 cần được dùng đúng thời điểm, dưới sự giám sát chặt chẽ của nhân viên y tế, tránh lạm dụng gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và điều trị về sau. +Thuốc không cần kê đơn - Thuốc giảm đau, hạ sốt: Thuốc chứa dược chất paracetamol 500 mg thường dùng khi bệnh nhân có triệu chứng ho, sốt trên 38,5oC, đau đầu hoặc đau nhức mình mẩy. Liều dùng cho người lớn là 01 viên 500mg/ lần, trẻ em mỗi lần 10- 15mg/ kg cân nặng, nên mua thuốc liều lượng thích hợp dành cho trẻ nhỏ. Uống lặp lại mỗi 04 đến 06 giờ nếu còn triệu chứng.  Không nên lấy thuốc viên nén paracetamol dành cho người lớn và bẻ nhỏ 1/2, 1/3, 1/4… viên để dùng cho trẻ.Làm như thế sẽ không đúng liều và dùng thuốc viên thì rất khó cho trẻ uống.Hãy dùng thuốc paracetamol dạng lỏng, hoặc hoặc đọc kỹ bản hướng dẫn sử dụng thuốc để tính và dùng thật đúng liều cho trẻ. Chỉ dùng thuốc paracetamol trong một thời gian thường 3-4 ngày, nếu sốt tái diễn hoặc tăng thêm, cần đi khám bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và cho hướng điều trị thích hợp. - Thuốc bù điện giải: Oresol sử dụng để bù nước, chất điện giải khi bệnh nhân sốt cao, tiêu chảy và nên được chỉ định sớm cho bệnh nhân điều trị COVID-19 nhằm chống cô đặc máu. Pha đúng tỉ lệ theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc, người lớn uống theo nhu cầu, trẻ em dưới 5 tuổi uống từng thìa nhỏ dưới sự giám sát của người lớn. - Thuốc nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch: Các loại vitamin tổng hợp hoặc vitamin nhóm B, vitamin C, vi chất dinh dưỡng. Uống theo liều ghi trên nhãn hoặc hướng dẫn sử dụng. +Thuốc cần kê đơn Những thuốc sau đây có thể được kê đơn cho bệnh nhân điều trị COVID-19 để điều trị triệu chứng và biến chứng kèm theo. Cần liên hệ với bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được kê đơn và hướng dẫn cách dùng, liều dùng phù hợp. - Thuốc chống viêm ức chế miễn dịch corticoid: Gồm Dexamethasone, methylprednisolone, prednisolone… Đây là nhóm thuốc chống viêm, ức chế miễn dịch mạnh do đó không dùng điều trị COVID-19 thể nhẹ ở giai đoạn sớm. Vì khi cơ thể nhiễm virus thì hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt để bảo vệ cơ thể thông qua cơ chế vây bắt và tiêu diệt virus.Nếu dùng corticoid sớm sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng tự đào thải virus của hệ miễn dịch, dẫn tới thời gian điều trị kéo dài hoặc tăng tỉ lệ gặp biến chứng nặng.Chỉ tới khi phản ứng miễn dịch của cơ thể quá mức gây bão cytokine gây tổn thương phổi cũng như các cơ quan khác và ảnh hưởng đến chức năng sống của bệnh nhân, corticoid mới được chỉ định. - Thuốc chống đông máu: Rivaroxaban, Apixaban được sử dụng điều trị COVID-19 khi bệnh nhân có nguy cơ tăng đông máu gây tắc mạch. - Thuốc kháng virus: Hiện đang trong quá trình thử nghiệm, chỉ dùng cho một số đối tượng dưới sự giám sát chặt của cán bộ y tế, chưa có thuốc nào chứng minh được hiệu quả rõ rệt trên bệnh nhân COVID-19. - Kháng sinh: Kháng sinh không có tác dụng với virus nên chỉ được chỉ định trong những trường hợp có dấu hiệu bội nhiễm, nhiễm trùng cơ hội. - Thuốc điều trị mất ngủ, ho, nghẹt mũi, thuốc trị ngứa da, ban da…: Dùng theo chỉ định của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để tránh ảnh hưởng tới quá trình phục hồi hoặc điều trị. Những lưu ý khi bệnh nhân điều trị COVID-19 tại nhà Duy trì "5K: Khẩu trang- Khử khuẩn- Khoảng cách- Không tập trung- Khai báo y tế" theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Chuẩn bị vật dụng hỗ trợ theo dõi: Nhiệt kế theo dõi nhiệt độ, máy đo phân áp oxy, máy đo huyết áp. Lưu sẵn các số điện thoại cần phòng khi có tình huống khẩn cấp: Số điện thoại cấp cứu, nhân viên y tế phụ trách địa bàn bệnh nhân sinh sống, nhân viên y tế trong các hội nhóm thiện nguyện. Theo dõi hàng ngày các triệu chứng: Mệt mỏi; ho, ho có đàm, ho ra máu; ớn lạnh/ gai rét; viêm kết mạc (mắt đỏ); mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy. Thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo.Đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ. Không dùng thuốc điều trị triệu chứng khi không có triệu chứng. Thận trọng trong sử dụng thuốc. Không dùng cùng lúc nhiều đơn thuốc, đặc biệt chú ý các biệt dược có cùng một hoạt chất để tránh uống quá liều gây ngộ độc (như các biệt dược cùng chứa paracetamol, các loại thuốc đều là vitamin tổng hợp…). Thuốc cần kê đơn phải dùng dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế. Những lưu ý khi bệnh nhân điều trị COVID-19 biểu hiện tăng nặng của các triệu chứng: 8 dấu hiệu sau đây phải báo ngay với nhân viên y tế: - Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào. - Nhịp thở tăng: Người lớn nhịp thở >21 lần/phút; Trẻ từ đến dưới 5 tuổi nhịp thở: ≥40 lần/phút; Trẻ từ 5- dưới 12 tuổi: nhịp thở ≥ 30 lần/phút. - SpO2 < 96%; mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút; Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg. - Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu. - Thay đổi ý thức: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật. - Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân. - Không thể uống. Trẻ em bú kém/giảm, ăn kém, nôn. - Trẻ có biểu hiện: Sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ, ngón tay chân sưng phù nổi ban đỏ, nốt hoặc mảng xuất huyết...

Giới thiệu về Khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức

TẬP THỂ KHOA PHẪU THUẬT GÂY MÊ HỒI SỨC

Phó Trưởng Khoa: BSCKI.Vương Danh Chính

Phó Trưởng Khoa: BSCKI.Cao Đăng Lâm

Điều dưỡng Trưởng: Cử nhân Nguyễn Thị Hiền

GIỚI THIỆU VỀ KHOA GÂY MÊ HỒI SỨC

Khoa Gây mê hồi sức là một khoa lớn, trung tâm của khối Ngoại sản-Chuyên khoa

Giai đoạn khoa Gây mê hồi sức (từ 07/2003 đến 02/2019):

- Trưởng khoa: BSCKII. Nguyễn Đình Đức

- Phó Trưởng khoa: BSCKI. Đặng Văn Thịnh

- Điều dưỡng Trưởng khoa: Nguyễn Thị Viết.

- Trưởng Khoa: BSCKII. Vương Danh Chính

- Phó Trưởng Khoa: BSCKI. Cao Đăng Lâm

- Điều dưỡng Trưởng Khoa: CN Nguyễn Thị Hiền

Hiện nay, Khoa Gây mê hồi sức có 32 nhân viên, trong đó có: *Bác sĩ có 08, gồm:

+ 02 Bác sĩ chuyên khoa định hướng

*Có 20 Điều dưỡng: + Trình độ cử nhân: 10 và Cao đẳng: 10

- Đảm bảo công tác gây mê hồi sức cho khối Ngoại sản- chuyên khoa, nội soi tiêu hóa.

- Khoa gây mê hồi sức luôn được coi là trung tâm của khối Ngoại sản – chuyên khoa với 3 trụ cột: Gây mê- Hồi sức- Giảm đau sau mổ.

4. Những công việc nổi bật đã triển khai:

- Luôn đáp ứng được công tác gây mê hồi sức cho các bệnh nhân cấp cứu cũng như mổ phiên đặc biệt các trường hợp báo động đỏ.

- Khoa đã triển khai nhiều kỹ thuật gây mê, hồi sức, giảm đau

- Gây mê hồi sức những bệnh nhân nặng như: Sốc Đa chấn thương, sốc nhiễm khuẩn, chấn thương sọ não...

- Gây mê cho các phẫu thuật lớn: Thay khớp háng, cắt đại tràng nội soi, cắt khối tá tụy, cắt gan, cắt thận,phẫu thuật lồng ngực...

- Gây mê khối chuyên khoa: Phẫu thuật vi phẫu thanh quản, mổ sứt môi hàm ếch cho các cháu bé dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt

- Khoa tham gia gây mê ngoại trú cho: Nội soi dạ dầy, đại tràng

- Thực hiện các kỹ thuật giảm đau sau mổ cho các phẫu thuật lớn: Thay khớp háng, phẫu thuật ổ bụng, phẫu thuật lồng ngực, phẫu thuật tiết niệu... - Triển khai Giảm đau trong chuyển dạ đẻ, sau mổ lấy thai...

- Hiện nay, Khoa gây mê hồi sức đang có 01 Bs đang theo học chuyên khoa I; 01 Bác sĩ đang theo học chương trình Nội trú bệnh viện.

- Thường xuyên cử các bác sĩ và điều dưỡng tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn tại các bệnh viện tuyến TW như BV Việt Đức, Bạch Mai..

- Có kế hoạch dài hạn để thường xuyên cử các bác sĩ và điều dưỡng đi đào tạo nâng cao trình độ và bằng cấp.

6. Nghiên cứu khoa học: Hàng năm thường xuyên có 1 – 2 cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học cấp cơ sở.

- Khoa thường xuyên tham gia công tác chỉ đạo tuyến , hỗ trợ tuyến dưới như : BV huyện Chương Mỹ, BV Mỹ Đức, BV Thanh Oai...

8. Hướng phát triển cho những năm tiếp theo:

-Tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ bác sỹ và điều dưỡng bằng việc cử đi học tại các bệnh viện tuyến TW.

-Củng cố và nâng cao năng lực gây mê hồi sức cho bác sĩ và điều dưỡng.

-Thực hiện được kỹ thuật chuyên khoa sâu của lĩnh vực gây mê hồi sức.

- Tiếp tục đẩy mạnh các kỹ thuật giảm đau sau mổ

- Đẩy mạnh công tác hồi sức ngoại khoa đặc biệt những bệnh nhân nặng

- Triển khai khu hồi sức ngoại khoa đi vào hoạt động.

Đơn vị Thông tin thuốc - Dược lâm sàng giới thiệu bản tin thông tin thuốc số 1 năm 2023 với các nội dung: Khuyến cáo sử dụng các thuốc hạ đường huyết cho bệnh nhân ĐTĐ típ 2 nhằm giảm nguy cơ tim mạch theo ESC 2023; Các nguyên tắc cơ bản khi lựa chọn thiết bị hít cho bệnh nhân COPD lần đầu tiên được đưa ra trong hướng dẫn điều trị của GOLD 2023 và Điểm tin cảnh giác dược.