Các Chính Sách Của Nhà Nước Về Kinh Tế

Các Chính Sách Của Nhà Nước Về Kinh Tế

Trả lời: Về chính sách việc làm thì Nhà nước ta đã có những quy định cụ thể tại Điều 5 Luật Việc làm. Cụ thể như sau:

Chính sách và các hình thức của Nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png

Ngày 13/11/2020 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV đã thông qua Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022.

1. Chính sách vĩ mô của Nhà nước về phát triển văn hóa

Chính sách vĩ mô của Nhà nước về văn hóa được ghi trong Hiến pháp năm 2013, như sau:

- Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển văn hóa Việt Nam: Dân tộc, hiện đại, nhân văn; kế thừa, phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân.

- Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp văn hóa; nghiêm cấm truyền bá tư tưởng và văn hóa phản động, đồi trụy, bài trừ mê tín, hủ tục.

- Văn học, nghệ thuật góp phần bồi dưỡng nhân cách và tâm hồn cao đẹp của người Việt Nam. Nhà nước đầu tư phát triển văn hóa, văn học, nghệ thuật; tạo điều kiện để nhân dân được thưởng thức những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị; bảo trợ để phát triển các tài năng sáng tạo văn học, nghệ thuật. Nhà nước phát triển các hình thức đa dạng của hoạt động văn hóa, nghệ thuật; khuyến khích hoạt động nghệ thuật văn hóa, nghệ thuật quần chúng.

- Nhà nước và xã hội bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa dân tộc; chăm lo công tác bảo tồn, bảo tàng, tu bổ, tôn tạo, bảo vệ và phát huy tác dụng của di tích lịch sử, cách mạng, di sản văn hóa, công trình nghệ thuật, danh lam, thắng cảnh. Nghiêm cấm các hành động xâm phạm đến các di tích lịch sử, cách mạng, công trình nghệ thuật, danh lam, thắng cảnh.

Điều 60 Hiến pháp năm 2013 cũng quy định:

- Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

- Nhà nước, xã hội phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của nhân dân; phát triển các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân.

2. Các chính sách cụ thể của Nhà nước về phát triển văn hóa

Chính sách của Nhà nước về văn hóa thể hiện trong các luật và các chương trình mục tiêu, chiến lược phát triển văn hóa.

- Các luật và pháp lệnh về văn hóa, như:

- Các chương trình mục tiêu và cuộc vận động như:

- Chương trình mục tiêu bảo tồn và tôn tạo di tích danh thắng.

+ Chương trình mục tiêu chấn hưng điện ảnh.

+ Chương trình mục tiêu xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.

+ Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

+ Một số chương trình liên quan khác như: Chương trình 135; Chương trình xóa đói giảm nghèo; Chương trình xây dựng nông thôn mới...

Để giúp cán bộ, công chức làm công tác văn hóa - xã hội ở cấp xã thực thi chính sách của Nhà nước có hiệu quả trên địa bàn, xin được nêu mấy điểm khái quát sau:

- Tính nhất quán giữa chính sách của Nhà nước và quan điểm của Đảng thể hiện ở mục tiêu chiến lược của Đảng và Nhà nước ta về văn hóa là: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tính nhất quán ấy còn thể hiện ở đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về văn hóa đều nhằm thực hiện nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp phát triển văn hóa dân tộc là: Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, không ngừng phát triển văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa.

- Mọi chính sách của Nhà nước về văn hóa đều được xây dựng trên cơ sở yêu cầu thực tiễn khách quan ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện mở cửa, hội nhập, xây dựng Nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đồng thời có chú ý yếu tố phát triển không đồng đều giữa các vùng, miền, yếu tố đa dân tộc, đa văn hóa... Bởi vậy, chính sách của Nhà nước về văn hóa có tính đồng bộ và tính pháp lý cao.

- Đối với công chức làm công tác văn hóa - xã hội ở cấp xã cần đặc biệt chú ý tính đồng bộ và tính pháp lý của chính sách của Nhà nước về văn hóa, không được vượt thẩm quyền trong thực thi chính sách, tùy tiện vận dụng làm sai lệch chính sách của Nhà nước về văn hóa. Làm như vậy không những không đảm bảo tính pháp lý của các chính sách về văn hóa, mà còn ảnh hưởng xấu đến việc thực thi các chính sách khác của Nhà nước trên địa bàn.

Nguồn: Kỹ năng nghiệp vụ công tác văn hóa-xã hội ở xã, phường, thị trấn, TS. Vũ Đăng Minh- ThS. Nguyễn Thế Vịnh, NXB CTQG - ST, Hà Nội, 2016.