(sửa đổi) vừa được Quốc hội (QH) thông qua tại Kỳ họp thứ 10 QH khóa XIV.
Người dân có thể được thêm tiền từ rác thải
Trước đây, TP.HCM đã từng tính đến phương án tính phí
theo khối lượng để giải quyết bất cập “cào bằng” giữa các hộ xả rác ít và hộ xả rác nhiều. Tuy nhiên, việc thực hiện còn gặp nhiều khó khăn nên TP đã nghiên cứu để tính một mức giá sàn chung cho việc thu gom rác dựa trên cơ sở mức phát thải bình quân đầu người (quy chuẩn VN năm 2010 của Bộ Xây dựng ban hành) là 0,8 kg/người/ngày để tính lượng rác thải bình quân
mỗi hộ (5 người) là 120 kg/tháng. Từ đầu năm nay, TP chính thức áp dụng mức giá mới, phí thu gom và vận chuyển rác tối đa mỗi hộ dân phải trả là 48.480 đồng/tháng, tăng gần gấp 3 so với mức 15.000 - 20.000 đồng/hộ/tháng trước đó. Vì thế, ngay khi luật Bảo vệ môi trường sửa đổi được QH bấm nút thông qua, không ít người lo ngại cách tính mới sẽ tác động đến túi tiền, ảnh hưởng tới kinh tế, đời sống của người dân.
Về vấn đề này, trong luật Bảo vệ môi trường sửa đổi có nêu: Nếu thực hiện phân loại rác tốt thì với loại rác tái chế được, người dân sẽ không phải trả tiền thu gom, xử lý mà chỉ trả tiền phần doanh nghiệp phải đầu tư để xử lý.
Một chuyên gia độc lập về rác thải phân tích: Nếu có thể áp dụng triệt để việc phân loại tại nguồn, thu phí xử lý rác theo khối lượng, người dân sẽ được hưởng lợi. Hiện nay rác thải trộn lẫn linh tinh đủ thứ, chi phí để xử lý, phân loại, chôn lấp... rất tốn kém. Trong khi đó, nếu phân loại bài bản, những rác thải có thể tái chế, trở thành nguyên liệu sản xuất có thể đem bán cho những cơ sở sản xuất,
, hoặc bán đồng nát... không những không phải đóng phí xử lý, thu gom mà còn được thêm tiền.
TS Nguyễn Trung Việt, chuyên gia độc lập về chất thải rắn, thông tin mỗi năm, chỉ riêng tiền thu gom, vận chuyển rác đã “ngốn” của ngân sách TP.HCM khoảng 1.000 tỉ đồng, chi phí cho xử lý cũng tương đương. Trong khi đó, nếu thu đúng, thu đủ, cương quyết thì mỗi năm chỉ riêng TP.HCM có thể thu về khoảng 700 - 800 tỉ đồng từ việc thu gom rác thải. “Quan trọng nhất là có chính sách, cơ chế khuyến khích phân loại, tái chế... hỗ trợ để nhận được sự hợp tác từ người dân”, ông Việt nhấn mạnh.
Nước thải và cách xử lý nước thải là vẫn đề nhức nhối không chỉ các công ty, chính quyền địa phương, các cơ quan đoàn thể, mà ngay cả những người dân, thải ra nước thải từ sinh hoạt cũng đang gấp rút xử lý. Nước thải không được xử lý đúng cách sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người.
Các bạn có thể đọc bài ô nhiễm nước là gì để hiểu hơn về ô nhiễm nguồn nước và những hậu quả của ô nhiễm nguồn nước gây ra
Ở phần này, Green sẽ trình bày rõ định nghĩa về nước thải là gì? Nguồn gốc của nước thải và các loại nước thải thường gặp.
Nước thải là gì? Nước thải tiếng anh là Wastewater - là nguồn nước đã qua sử dụng trong sinh hoạt, từ những người sống trong cộng đồng. Nước thải được sinh ra từ các hộ gia đình sau khi sử dụng cho các mục đích như rửa chén, giặt, nấu nướng, vệ sinh,... Từ đó hình hành nước thải.
Ngoài ra, nước thải còn có nguồn gốc từ các hoạt động trong khu thương mại, khu công nghiệp. Nó bao gồm nước mưa, nước thải đô thị, nước thải nông nghiệp, làm vườn, nuôi trồng thủy hải sản.
Hầu hết, nước thải chưa qua xử lý đều có màu xám và màu đen. Nước thải màu xám là nước thải từ việc tắm, rửa bát, nấu nướng hoặc giặt giũ. Còn nước màu đen là nước từ nhà vệ sinh (giấy vệ sinh, phân, nước tiểu). Đặc biệt, nước thải có đặc trưng đó là mùi hôi.
Tóm lại, nước thải là nước đã qua quá trình sử dụng của con người và được thải ra cống, rãnh.
- Xả bể phốt hoặc bể phốt bị rò rỉ
- Nước từ sinh hoạt con người (vệ sinh cá nhân, quần áo, lau nhà, giặt giũ, nấu ăn,...)
- Dòng chảy nước mưa ở khu đô thị như: Vỉa hè, đường, mái nhà,...
Thành phần nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp
Bạn có biết không? Nước thải trên 95% là nước, còn lại là chất thải, chất ô nhiễm phân hủy sinh học. Tuy nhiên trong 5% lại chứa rất nhiều chất độc hại như:
BOD là tên viết tắt của cụm từ Biochemical Oxygen Demand hay còn được gọi là nhu cầu oxy sinh hóa. BOD là thước đo lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ. Khi BOD được xả ra ao hồ sẽ cướp đi oxy của các loài cá. Do đó, trước khi xả nước thải cần phải xử lý nước thải, làm giảm BOD. (BOD trong nước của hộ gia đình thường là 200mg/ L)
TDS là viết tắt của Total Bisolved Solids hay còn gọi là tổng chất rắn hòa tan. Đây là tổng lượng ion tích điện bao gồm các khoáng chất hoặc kim loại hòa tan trong một đơn vị thể tích nước.
Chỉ số TDS trong nước liên quan trực tiếp tới chất lượng nguồn nước. Nó bao gồm khoáng chất, muối, kim laoji, Cation, Anion hòa tan trong nước,...
- Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước thải
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) là lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải và có kích thước cụ thể. Khi thải trực tiếp vào môi trường nước mặt. TSS có thể làm môi trường bị ô nhiễm, mang theo vi sinh vật gây bệnh, làm tắc nghẽn mang của cá,...
Trong nước thải còn có sự tồn tại của các mầm bệnh. Vì thế, nước thải được đánh giá một trong những thành phần gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người.
Trong nước thải không chircos các chất độc hại mà nó còn có các chất dinh dưỡng trong quá nấu nướng. Tuy nhiễn các chất dinh dưỡng này sẽ làm cho một số loài tảo độc hại nở hoa hay một số loài cá bị chết do có quá nhiều NIto trong nước.
Tóm lại, thành phần nước thải sin hoạt, nước thải công nghiệp bao gồm:
- 95% là nước, 5 % còn lại là chất thải, chất ô nhiễm phân hủy sinh học.
- Các tác nhân gây bệnh như: vi khuẩn, vi rus, mầm bệnh,... và các vi khuẩn vô hại
- Các chất hữu cơ: Phân, giấy, thực phẩm,...
- Các chất vô cơ: Cát, kim loại, sỏi,...
- Các chất độc hại như thuốc trừ sâu, diệt cỏ,...
- Hữu cơ hòa tan và vô cơ hòa tan,...
Các loại nước thải phổ biến - Ảnh minh họa
- Nước thải sinh hoạt: là nguồn nước được sản xuất từ những hoạt động của con người trong hộ gia đình, từ các khu dân cư, trường học, công sở,... Có nghĩa là nước thải từ nhà bếp, nấu nướng, tắm rửa, giặt giũ, rửa bát,...
- Nước thải công nghiệp: là nước thải có nguồn gốc từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, khai thác và chế biến thực phẩm nông nghiệp. Nước thải được sinh ra chủ yếu ở các khu công nghiệp, một phần được thải ra từ các cơ sở sản xuất, xí nghiệp vừa và nhỏ
Ngoài ra, tất cả nước thải không xác định là nước thải sinh hoạt đều được coi là nước thải công nghiệp.
- Nước thẩm thấu: là lượng nước thải thấm vào các hệ thống cống thoát nước bằng nhiều cách khác nhau như qua các khớp nối bị hở, các ống bị lỗi kỹ thuật hoặc qua phần thành hố xí, hố gas …
Nước thải tự nhiên: nước thải tự nhiên là loại nước thải do tự nhiên sinh ra như nước mưa, nước ao hồ sông suối nhưng khi đi qua các chất thải biến chúng thành nước thải.
Nước thải đô thị: là một thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống cống thoát của thành phố, thị xã; đó là hỗn hợp của các loại chất thải trên.
Nước thải công nghiệp là gì?
Nước thải công nghiệp tiếng anh là Industrial Wastewater là nước thải từ các hoạt động trong công nghiệp hoặc thương mại. Nước thải sẽ là nước thải cửa các quá trình tạo ra sản phẩm từ các thiết bị, máy móc, từ các hoạt động trong nhà máy. Nước thải công nghiệp sẽ bao gồm như: Nước thải xi mạ, nước thải dệt nhuộm, nước thải nhà máy bia, nước giải khát, sản xuất giấy,...Trong nước thải công nghiệp sẽ được chia ra làm 2 loại: Nước thải sản xuất bẩn và nước thải sản xuất không bẩn- Nước thải sản xuất bẩn: Là nước thải sinh ra từ các quá trình sản xuất sản phẩm, tẩy rửa máy móc, các hoạt động của nhân viên,... Vì thế nước này chứa nhiều chất độc hại như: BOS, COD, TSS, vi khuẩn, virus,...- Nước thải sản xuất không bẩn: Đây là loại nước được dùng chủ yếu để làm nguội thiết bị nên nó được coi là nước sạchQuy chuẩn kỹ thuật (QCVN) về nước thải công nghiệp:
Bảng (QCVN) Quy chuẩn nước thải công nghiệp
Nước thải đô thị cũng tương tự như nước thải sinh hoạt nhưng nó còn bao gồm thêm nước thải từ các cơ sở công cộng như trung tâm thương mại, nhà hàng, các cơ sở thương mại và tổ chức ở khu vực thành thị