Tra cứu mã số thuế là gì? Tra cứu MST cá nhân; tra cứu, kiểm tra mã số thuế của doanh nghiệp, người phụ thuộc... hiện nay có những cách nào vào được thực hiện như thế nào? Hãng Kiểm toán ES xin chia sẻ các nội dung đó qua bài viết dưới đây.
#3.4 Tra cứu thông tin doanh nghiệp từ mã số thuế qua Tổng cục thuế
Để tra cứu thông tin doanh nghiệp bạn cần phải có mã số thuế của doanh nghiệp đó. Các bước thực hiện như sau:
Bước #1: Truy vấn theo đường dẫn http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp của Tổng cục thuế
Bước #2: Nhập mã số thuế của doanh nghiệp cần tra cứu. Chi tiết như hình sau:
Bước #3: Kiểm tra kết quả trả về
Sau khi bạn chọn "Tra cứu" chờ kết quả trả về. Kết quả trả về bao gồm: Mã số thuế, Tên người nộp thuế, Cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp, Ngày thay đổi thông tin gần nhất và tình trạng hoạt động của doanh nghiệp.
Ngoài các cách tra cứu như trên bạn có thể tra từ nhiều website khác nhau như:
Trên đây, ES vừa hướng dẫn các bạn kiểm tra mã số thuế doanh nghiệp từ thông tin công ty hay ngược lại nhé.
#5. Tra cứu MST của hộ kinh doanh cá thể
Mã số thuế hộ kinh doanh cá thể là một dãy số, chữ cái hoặc ký tự do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế – hộ kinh doanh cá thể khi cá nhân chủ hộ kinh doanh, đại diện hộ kinh doanh đủ điều kiện, dùng để kê khai, nộp thuế khi phát sinh hoạt động kinh doanh.
Mã số thuế hộ kinh doanh cá thể được dùng để nhận biết, xác định từng hộ kinh doanh cá thể nộp thuế và được quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
Để thực hiện tra cứu MST của hộ kinh doanh bạn thực hiện tuần tự theo các bước sau:
Bước #1: Để tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh cá thể, bạn có thể truy cập tại website của tổng cục thuế Việt Nam: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp
Bước #2: Điền một trong những thông tin sau để tra cứu MST hộ kinh doanh: Mã số thuế hoặc Số CMT/ Thẻ CCCD của người đại diện và nhập mã xác nhận. Chi tiết như hình sau:
Bước #3: Ấn “Tra cứu” để xem thông tin hộ kinh doanh đó. Các thông tin bạn biết được bao gồm: Tên hộ kinh doanh, tên người đại diện pháp luật, nơi đăng kí quản lý, địa chỉ hộ kinh doanh, mã số thuế… và tình trạng hoạt động hiện tại.
Trên đây là 03 bước cơ bản để kiểm tra mã số thuế của hộ kinh doanh cá thể.
#6. Một số dịch vụ tra cứu hỗ trợ doanh nghiệp
Tra cứu nợ thuế là gì? Có cách nào để tra cứu nợ thuế hải quan, tra cứu tiền nợ thuế tờ khai, hay tra cứu số thuế nợ của thuế môn bài, thuế TNCN, thuế TNDN, thuế xuất nhập khẩu như thế nào?
Ứng dụng của cá nhân hóa trong hoạt động kinh doanh
Hình thức chung của hoạt động triển khai Email Marketing là xây dựng một nội dung email và “chuyển phát” đi cho hàng ngàn khách hàng thông qua ngân hàng địa chỉ email. Tuy nhiên, nếu bạn là người nhận email và thừa biết rằng email đó giống hệt như hàng triệu email khác, liệu bạn có cảm thấy hứng thú để mở nó không? Để làm cho từng email trở nên hấp dẫn hơn, doanh nghiệp cần phải tạo ra nội dung phù hợp với từng người nhận, khiến họ cảm thấy email đó chứa đựng những nội dung chỉ dành riêng cho mình.
Một email được cá nhân hóa sẽ sử dụng dữ liệu của người đăng ký như tên, công ty, địa điểm, độ tuổi hoặc giới tính của họ trong các trường động và trong suốt quá trình tạo để đảm bảo nội dung của email hấp dẫn người nhận. Theo cách đó, mặc dù email vẫn được gửi hàng loạt, mỗi người nhận đều cảm thấy như người gửi đã tạo nội dung email chỉ dành cho họ.
Thêm một cách hiệu quả để thu hút sự chú ý của người nhận là cá nhân hóa dòng tiêu đề. Thay vì sử dụng các từ ngữ giật gân hoặc nhấn mạnh các ưu đãi khuyến mãi, hãy thử đề cập đến tên người nhận trong dòng tiêu đề. Động tác này không chỉ làm cho email của bạn nổi bật giữa hàng trăm email khác mà còn khiến người nhận cảm thấy được quan tâm và ưu tiên. Thực tế cho thấy việc cá nhân hóa như nhắc đến tên người nhận, chức danh, hoặc sản phẩm mà họ đã quan tâm có thể tăng tỷ lệ mở email lên tới 50%.
Mục đề xuất “dành riêng cho bạn”
Bạn có biết vì sao khách hàng luôn thoát khỏi sàn thương mại điện tử với trình trạng “mua lố tay”? Và các trang giải trí trực tuyến như tiktok, youtube, spotify,… đã làm cách nào để giữ chân người dùng “nán” lại nền tảng của họ trong nhiều giờ đồng hồ?
Theo ông Trần Ngọc Quốc Phong, Chief Technology Officer, FAHASA, chia sẻ tại hội thảo MBA Talk #95, yếu tố cốt lõi trong việc giữ chân khách hàng trên các nền tảng thương mại điện tử chính là “thanh tìm kiếm”. Khi khách hàng gõ từ khóa vào thanh tìm kiếm, họ vô tình “cho thương hiệu biết” mình đang có nhu cầu gì. Dựa trên nhu cầu hiện tại của khách hàng cùng với các dữ liệu về nhân khẩu học và lịch sử mua hàng/ lịch sử tìm kiếm, thương hiệu có thể đưa ra những đề xuất sản phẩm và nội dung “chạm đúng” khiến khách hàng không thể bỏ qua.
Đôi khi, khách hàng không nhận ra mình có những nhu cầu tiềm ẩn ngoài nhu cầu chính, là những sản phẩm, bộ phim hay bài nhạc mà họ đang tìm kiếm. Những nhu cầu này thường chỉ được khách hàng nhận ra khi sản phẩm xuất hiện ngay trước mắt họ. Khác với gian hàng offline, nơi mọi sản phẩm đều được trưng bày bắt mắt, bán hàng online dựa vào việc đề xuất sản phẩm để giúp sản phẩm hiển thị trước mắt khách hàng, giúp kích thích sự quan tâm và tăng khả năng mua hàng.
Cá nhân hóa dịch vụ sau mua không chỉ mang đến cho khách hàng một trải nghiệm hoàn hảo trong từng chu kỳ mua sắm, mà còn cung cấp thông tin giá trị cho doanh nghiệp dành cho các lần mua sắm tiếp theo. Những hoạt động sau mua mà doanh nghiệp cần ứng dụng cá nhân hóa có thể kể đến như là:
Ngày nay, các doanh nghiệp tích cực thu thập ý kiến của khách hàng sau khi họ đã mua hàng hoặc trải nghiệm dịch vụ. Điều này giúp khách hàng cảm nhận được sự quan tâm và nỗ lực của doanh nghiệp trong việc lắng nghe và cải thiện. Đối với doanh nghiệp, đây là cơ hội để nhận diện những điểm yếu từ góc nhìn của khách hàng, từ đó cải thiện quy trình cung cấp sản phẩm và dịch vụ.
Ngoài những chiến dịch Marketing mang tính chiến lược, cá nhân hóa có thể là những điểm chạm rất nhỏ như nhân viên cửa hàng có thể giao tiếp với khách hàng bằng cách gọi tên riêng của họ. Tóm lại, cá nhân hóa có thể ứng dụng trong nhiều hoạt động từ Marketing, bán hàng đến dịch vụ khách hàng giúp khách hàng cảm thấy họ là “thượng khách duy nhất”.
Cá nhân hóa thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng như thế nào?
Cá nhân hóa không chỉ giúp thu hút khách hàng và đẩy nhanh tốc độ bán hàng, mà còn xây dựng tình yêu thương hiệu (Brand Love) từ phía khách hàng. Thực tế, khách hàng sẵn sàng trả thêm chi phí để được trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ cá nhân hóa.
Nếu cảm thấy được thấu hiểu và trân trọng, khách hàng sẽ muốn duy trì mối quan hệ lâu dài với thương hiệu. Khi đó, họ không tìm đến bạn chỉ vì sản phẩm vượt trội mà còn vì bạn là thương hiệu duy nhất hiểu và đối xử với họ theo cách họ mong muốn. Hơn nữa, khi khách hàng yêu thích thương hiệu, họ có xu hướng “vô tình quảng bá” thông qua việc chia sẻ trải nghiệm tích cực với bạn bè và người thân.
Giữa thị trường mà người tiêu dùng dường như bị khủng bố bởi quá nhiều lựa chọn, cá nhân hóa trở thành một yếu tố khác biệt giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật hơn. Hầu hết những doanh nghiệp ứng dụng cá nhân hóa thành công đều có khả năng cung cấp những trải nghiệm khác biệt so với những đối thủ cạnh tranh chỉ “bán” sản phẩm – dịch vụ một cách đơn thuần.
Những giá trị mà khách hàng nhận được từ cá nhân hóa tạo nên sự độc đáo và độc nhất của thương hiệu nên khó bị sao chép, đạo nhái. Đây chính là yếu tố then chốt nhất giúp doanh nghiệp củng cố vị thế vững chắc trên thị trường và trong lòng người tiêu dùng.
Cá nhân hóa không chỉ là một chiến thuật tiếp thị mà là một cách tiếp cận toàn diện có thể thấm nhuần vào mọi khía cạnh từ phát triển sản phẩm đến dịch vụ khách hàng, khiến nó trở thành một trợ thủ đắc lực cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Công nghệ phát triển, như sự xuất hiện của AI, tạo ra môi trường thuận lợi để doanh nghiệp có thể đưa chiến lược cá nhân hóa vào hoạt động. Doanh nghiệp cần phải tiếp cận cá nhân hóa với tư duy lấy khách hàng làm trung tâm và đảm bảo rằng các hoạt động phải phù hợp với sở thích của khách hàng.
Xem thêm Chương trình học Thạc sĩ Kinh doanh PSO MBA để không bỏ qua những nội dung chuyên sâu liên quan đến Kiến thức quản lý, Kỹ năng lãnh đạo, Tư duy chiến lược & Ứng dụng công nghệ!