Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất (Hai Bà Trưng,
Đêm trình diễn ánh sáng Rực rỡ Thăng Long/ Ảnh do Ban tổ chức cung cấp/Ảnh minh họa
Thưởng thức màn trình diễn ở đâu? Với không gian trình diễn drones trên bầu trời cách mặt Hồ Tây 400m, sân khấu trình diễn rộng tới 4,5 ha, khán giả có thể chiêm ngưỡng toàn bộ sự kiện ở hầu hết các vị trí quanh Hồ Tây, trên các tòa nhà cao tầng. Đặc biệt, vị trí tốt nhất để thưởng thức trọn vẹn màn trình diễn ánh sáng nghệ thuật và âm nhạc là khu vực dọc đường Nguyễn Đình Thi và đường Trích Sài. Không gian đi bộ được bố trí từ cuối ngõ 128 Thụy Khuê tới ngã ba Trích Sài - Võng Thị giúp khán giả có thể đứng tại bất kỳ đâu cũng có thể thưởng thức trọn vẹn màn trình diễn.
Tới nơi xem gì? Chương trình trình diễn nghệ thuật sắp đặt Rực rỡ Thăng Long trên bầu trời bằng thiết bị bay không người lái (drone) gồm 11 tác phẩm là những câu chuyện kể về Hà Nội qua sự kết hợp của ánh sáng và âm nhạc gồm: Hình ảnh vua Lý Thái Tổ ban Chiếu dời đô, rồng thời nhà Lý, Hoàng thành Thăng Long, chùa Trấn Quốc, hồ Gươm - trái tim Hà Nội, chùa Một Cột, Khuê Văn Các, cầu Long Biên, nhà hát hồ Gươm….
Trời mưa có biểu diễn hay không? Trong điều kiện thời tiết mưa, gió to, chương trình sẽ không thể diễn ra. Tuy nhiên, Ban tổ chức đã có phương án dự phòng trong vòng 5 ngày (từ mùng 1 đến mùng 5 Tết) và sẽ thông báo ngày trình diễn thay thế tới toàn thể khán giả trên toàn quốc.
Các lưu ý khi tham gia chương trình: Không mang theo các đồ chơi và thiết bị có khả năng bay làm ảnh hưởng tới màn trình diễn (Bóng bay, diều, thiết bị bay, súng đồ chơi có khả năng bắn đạn giả...) ; không mang theo thú cưng; chú ý mặc trang phục giữ ấm đề phòng thời tiết lạnh về khuya; tự bảo quản tư trang tài sản do địa điểm trình diễn sẽ thu hút đông người; cùng nhau thưởng thức màn trình diễn văn minh, an toàn, không chen lấn xô đẩy.
Nơi gửi xe: Công an quận Tây Hồ phối hợp với các đơn vị bố trí 15 điểm trông giữ phương tiện ô tô, xe máy, trong đó:
* 3 điểm trông giữ phương tiện của Ban Tổ chức, tình nguyện viên, khách VIP tham dự, khách của đơn vị tài trợ gồm: Trường Tiểu học Chu Văn An (khu vực dành cho Ban tổ chức và tình nguyện viên); trước sảnh nhà khách Bộ Quốc phòng; cạnh nhà khách Bộ Quốc phòng.
* 12 điểm trông giữ phương tiện của người dân gồm:
1. Dưới gầm cầu vượt Hoàng Hoa Thám.
4. Trường Tiểu học Chu Văn An A.
9. Trong sân trường THCS Đông Thái hoặc cuối phố Võng Thị (Cạnh chùa Tĩnh Lâu).
10. Cuối ngõ 45 Võng Thị (Cạnh đình Vòng Thị).
12. Tuyến đường Văn Cao và trong sân Quần ngựa.
Được biết, để phục vụ lễ hội ánh sáng vào đêm giao thừa, nhiều tuyến đường quanh hồ Tây cũng được điều chỉnh giao thông. Theo phương án do Sở Giao thông vận tải Hà Nội ban hành, trong 3 ngày, từ 18 giờ đến 23 giờ ngày 5-2; từ 18 đến 24 giờ ngày 7-2 và từ 18 giờ ngày 9-2 đến 2 giờ ngày 10-2, các phương tiện sẽ bị cấm lưu thông từ ngã tư Thụy Khuê - Văn Cao đến ngã ba Nguyễn Đình Thi - Văn Cao - Trích Sài.
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.
Tối ngày 18/1/2024, Lễ hội Tết Việt 2024 do Sở Du lịch TP.HCM và Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam (VCCA) đồng tổ chức, cùng sự đồng hành phối hợp của Sở Công thương Tp. Hồ Chí Minh đã chính thức khai mạc tại Công viên Lê Văn Tám, Tp. Hồ Chí Minh.
Lễ hội Tết Việt Xuân Giáp Thìn với chủ đề “Tết Việt, Tết cổ truyền dân tộc - Tôn vinh truyền thống, kiến tạo tương lai” và 5 nhóm hoạt động chính “Xem Tết - Chơi Tết - Du Tết - Ăn Tết - Chợ Tết” nhằm tái hiện các mỹ tục cổ truyền ngày Tết. Trong khuôn khổ Lễ hội sẽ diễn ra hoạt động liên kết sản phẩm các vùng miền phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của người dân; chung tay chia sẻ yêu thương, chăm lo cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em cơ nhỡ...Những hoạt động ý nghĩa này sẽ là điểm sáng trong hành trình xây dựng Lễ hội Tết Việt trở thành sự kiện du lịch - văn hóa thường niên, điểm đến sống động - hấp dẫn - tràn đầy hứng khởi cũng như định vị thương hiệu du lịch Tp. Hồ Chí Minh.
Đặc biệt, Lễ hội năm nay chú trọng tiêu chí “Năng lượng Xanh - Ẩm thực Xanh - Du lịch Xanh” nên có hơn 50 gian hàng trưng bày sản vật Việt cùng gần 100 gian hàng theo hình thức chợ phiên ngày Tết giới thiệu phong phú đặc sản ngày Tết của khắp mọi vùng miền trên cả nước; được sự hưởng ứng của đông đảo doanh nghiệp và tổ chức tiêu biểu. Vĩnh Long có 02 Doanh nghiệp tham gia gồm: Sản phẩm mứt vỏ bưởi sấy dẻo/giòn, nước cốt bưởi của Công ty TNHH Thương mại Sản xuất Vân Phượng và Bánh tét ngũ sắc của Cơ sở sản xuất Bánh Tét Cô Ba Giang tất cả các sản phẩm đều được người tiêu dùng ưa chuộng, doanh nghiệp rất phấn khởi.
Lễ hội Tết Việt 2024 là dịp để người dân và du khách đến tham quan, thư giãn, trải nghiệm các giá trị độc đáo của văn hóa Việt, ẩm thực Việt, phong tục ngày Tết cổ truyền nhân dịp Tết đến xuân về thông qua các nhóm hoạt động độc đáo, hấp dẫn xoay quanh 5 chủ đề: Xem Tết, Ăn Tết, Du Tết, Chơi Tết, Chợ Tết. Với nhiều hoạt động đặc sắc, nổi bật, Lễ hội Tết Việt hứa hẹn trở thành điểm tham quan và trải nghiệm lý tưởng cho người dân TP. Hồ Chí Minh nói riêng, du khách và bạn bè quốc tế nói chung.
Lễ hội Tết Việt năm 2024 sẽ diễn ra đến hết ngày 21/01/2024.