Quyết Định Và Thông Tư

Quyết Định Và Thông Tư

Tư duy phản biện được đánh giá là một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong bối cảnh kinh tế hiện đại ngày nay. Khi công nghệ và máy móc ngày càng phát triển thì kỹ năng này ngày càng được chú trọng vì nó không thể bị thay thế như một số kỹ năng khác. Vậy sau sự thành công của các khóa học trước Công Ty TNHH Đào Tạo Và Tư Vấn Phát Triển Doanh Nghiệp LCT phối hợp cùng Học Viện Viettel đã tiếp tục tổ chức khóa học thứ 3 cho các anh/chị cán bộ quản lý của Viettel.

Chương trình đào tạo: Tư duy phản biện và ra quyết định

Chuỗi series chương trình đào tạo được tổ chức từ 05/2022 đến nay cùng sự tham gia của các chuyên gia với bề dày kinh nghiệm phong phú: TS. Đặng Ngọc Sự, TS. Phan Tất Thứ…và các học viên là cán bộ quản lý của Viettel.

Nội dung khóa học xoay quanh cách để phát triển tư duy phản biện đúng cách? Đây là nền tảng quan trọng trong việc đánh giá và ra quyết định hiệu quả. Các chuyên gia cho rằng, lãnh đạo các doanh nghiệp cần hiểu được tư duy phản biện là gì? Tại sao cần tư duy phản biện? Những đặc điểm của người có tư duy phản biện và lợi ích của nó? Ngoài ra, cần phân biệt và làm rõ ngụy  biện và phản biện, tranh luận và lập luận trong việc rèn luyện kỹ năng tư duy. Nếu không hiểu rõ những điều này việc đưa ra quyết định sẽ bị cảm tính và thiếu lý trí.

Một nhà lãnh đạo doanh nghiệp có tư duy phản biện sẽ hiểu được những mối quan hệ logic giữa các ý tưởng, xác định được mức độ liên quan và tầm quan trọng của các lập luận. Ngoài ra, người đó sẽ phán hiện được sự mâu thuẫn hay sai lầm trong từng vấn đề. Từ những nhận thực này, người có tư duy phản biện sẽ nhanh chóng tìm kiếm được những giải pháp mới dựa trên khả năng đánh giá vấn đề và đưa ra quyết định phù hợp, đúng đắn nhất.

Để rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả, người học cần có phương pháp đánh giá mọi việc một cách khách quan. Tức là không được phân tích vấn đề hoặc giải quyết vấn đề theo cảm tính mà phải dựa trên nguồn thông tin chính xác thu thập được. Tiếp đến là sử dụng tư duy logic để phân tích những dữ kiện đó nhằm đưa ra cái nhìn tổng quát? Luôn đặt ra câu hỏi trong mọi trường hợp là một trong những bí quyết để tạo thói quen phản biện. Ngoài ra, trong các trường hợp cần biết cách đảo ngược các vấn đề để tìm ra những vướng mắc. Chưa dừng lại đó, cần tạo thói quen không chấp nhận những kết quả của người khác trước khi bạn tự kiểm tra được việc nó có chính xác hay không?…

Giá trị khóa học đem lại cho học viên

Đây là một trong những khóa học được đánh giá rất cao vì đến với khóa đào tạo học viên nhận được:

Ngoài những nội dung thông tin trên khóa học: Tư duy phản biện và ra quyết định sẽ giúp người học phân tích và đưa ra quy trình giải quyết vấn đề hiệu quả. Ngoài ra, người học là lãnh đạo các doanh nghiệp sẽ biết cách tìm ra những sai lầm trong quá trình giải quyết vấn đề để đưa ra các quyết định một cách đúng đắn nhất theo tư duy phản biện.

Nếu bạn quan tâm về các chương trình đào tạo và phát triển cho doanh nghiệp của mình thì liên hệ ngay hotline hoặc gửi nhắn tin trực tiếp về cho LCT Education để được đội ngũ tư vấn giải đáp chi tiết bạn nhé!

QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Về thuế xuất, thuế nhập khẩu tiểu ngạch biên giới

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;

Để thực hiện Điều 5 và Điều 15 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 12 năm 1991;

Điều 1. Đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế:

1. Hàng hoá được phép xuất, nhập khẩu tiểu ngạch biên giới theo đúng quy định khi xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới đều là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tiểu ngạch theo quy định tại quyết định này.

2. Tất cả các đối tượng có hàng hoá xuất, nhập khẩu tiểu ngạch như tại điểm 1 điều này đều là đối tượng nộp thuế theo quy định tại quyết định này.

Điều 2. Thuế suất đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới được quy định như sau:

1. Các mặt hàng xuất, nhập khẩu tiểu ngạch có trong danh mục biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (chính ngạch) thì áp dụng thuế suất trong biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định kèm theo Nghị định 110/HĐBT ngày 31 tháng 3 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng. Riêng các mặt hàng xuất, nhập khẩu tiểu ngạch có trong danh mục biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu (chính ngạch) có thuế suất dưới 5% thì áp dụng thống nhất 5%.

2. Các mặt hàng xuất, nhập khẩu tiểu ngạch không có trong danh mục Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (chính ngạch) kèm theo Nghị định số 110/HĐBT thì áp dụng thống nhất 5%.

1. Giá tính thuế hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu là giá bán, giá mua mặt hàng đó tại cửa khẩu ghi trong hợp đồng. Trường hợp giá ghi trong hợp đồng thấp hơn giá tối thiểu do Bộ Tài chính quy định, thì giá tính thuế là giá tối thiểu do Bộ Tài chính quy định.

2. Những mặt hàng không có trong bảng giá tối thiểu do Bộ Tài chính quy định thì Uỷ ban nhân dân các tỉnh biên giới căn cứ vào nguyên tắc xác định giá tính thuế tại điểm 1 điều này, quy định giá tính thuế những mặt hàng đó áp dụng tại địa phương phù hợp với giá thực tế tại cửa khẩu. Trước khi Uỷ ban nhân dân tỉnh biên giới ban hành giá tính thuế những mặt hàng đó, thông báo cho Bộ tài chính biết. Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và tiền nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.

Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu tiểu ngạch biên giới của các đối tượng nộp thuế.

Giá tính thuế quy định tại Điều 3 Quyết định này.

Thuế suất của mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiểu ngạch biên giới quy định tại Điều 2 quyết định này.

Thuế xuất khẩu hàng hoá tiểu ngạch biên giới phải nộp trước khi xuất khẩu hàng hoá qua biên giới, thuế nhập khẩu hàng hoá tiểu ngạch biên giới phải nộp trước khi đưa hàng hoá vào thị trường trong nước.

a) Đối tượng nộp thuế có hành vi gian lậu trong việc nộp thuế thì bị phạt từ 2 đến 5 lần số thuế gian lậu, nếu trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị phạt hành chính từ 3 lần số thuế gian lậu trở lên mà vẫn tiếp tục trốn thuế với số lượng lớn hoặc phạm tội trong các trường hợp nghiêm trọng khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 169 của Bộ luật hình sự.

Bộ Tài chính quy định cụ thể các hành vi gian lậu và mức phạt tiền tương ứng đối với từng hành vi gian lậu.

b) Cán bộ thuế, cá nhân khác lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm dụng, tham ô tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tiểu ngạch biên giới thì phải bồi thường cho Nhà nước toàn bộ số thuế đã chiếm dụng, tham ô và tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Cán bộ thuế và cá nhân khác lợi dụng chức vụ, quyền hạn bao che hợp thức hoá chứng từ cho người trốn lậu thuế hoặc cố ý làm trái quy định của quyết định này, lạm thu của đối tượng nộp thuế thì tuỳ theo mức độ mà phải bị bồi thường cho Nhà nước số thuế đã để trốn lậu hoặc phải hoàn trả cho đối tượng nộp thuế số tiền đã lạm thu, bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Đối tượng nộp thuế nếu không đồng ý với số thuế mà cơ quan thuế yêu cầu phải nộp hoặc quyết định xử phạt của cơ quan thuế thì một mặt vẫn phải chấp hành việc nộp thuế hoặc quyết định xử phạt; mặt khác có quyền và cần phải khiếu nại với cơ quan thuế cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, cơ quan thuế cấp tỉnh, thành phố phải giải quyết xong. Nếu đối tượng nộp thuế không đồng ý với cách giải quyết của cơ quan thuế cấp tỉnh, thành phố thì khiếu nại đến cơ quan thuế Trung ương. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, cơ quan thuế Trung ương phải giải quyết xong. Nếu đối tượng nộp thuế vẫn không đồng ý với cách giải quyết của cơ quan thuế Trung ương thì khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trong thời hạn 30 ngày, Bộ trưởng Bộ Tài chính phải xử lý xong việc khiếu nại.

Điều 8. Uỷ ban nhân dân các tỉnh biên giới bàn với Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan để phối hợp cơ quan Hải quan và cơ quan thuế trong việc tổ chức thu thuế hàng hoá xuất, nhập khẩu tiểu ngạch phù hợp với đặc điểm của từng khu vực biên giới.

Điều 9. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 10. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết thi hành Quyết định này.

Điều 11. Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.