Thời Tiết Quảng Đông Quảng Trạch Quảng Bình

Thời Tiết Quảng Đông Quảng Trạch Quảng Bình

Quảng Bình -Tin tức Quảng Bình, cập nhật tin mới nổi bật về Quảng Bình trên báo Người Đưa Tin

Dùng Căn cước công dân hết hạn có bị phạt không?

Bên cạnh thắc mắc Căn cước công dân có thời hạn bao lâu, rất nhiều người dân còn lo lắng đến việc sử dụng thẻ Căn cước công dân hết hạn sẽ bị phạt.

Theo quy định của pháp luật, sử dụng Căn cước công dân hết hạn bị coi là một trong các hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về đổi thẻ Căn cước công dân. Do đó, người dân có thể bị phạt hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cụ thể:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

Như vậy, khi dùng Căn cước công dân hết hạn, người dân có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.

Hướng dẫn thủ tục đổi Căn cước công dân hết hạn

Thủ tục đổi thẻ Căn cước công dân quy định tại Điều 24 Luật Căn cước công dân và được hướng dẫn bởi Thông tư số 60/2021/TT-BCA.Theo đó, trình tự cấp Căn cước công dân thực hiện theo các bước:

Bước 1: Yêu cầu đổi thẻ Căn cước công dân hết hạn

Công dân trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền để đề nghị đổi thẻ Căn cước công dân.

Trường hợp công dân đề nghị đổi thẻ Căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an thì công dân phải đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị đổi thẻ Căn cước công dân; hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị của công dân về cơ quan Công an nơi công dân đề nghị.

Bước 2: Tiếp nhận đề nghị đổi thẻ Căn cước công dân

Cán bộ Công an thu nhận, tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ Căn cước mới:

+ Trường hợp thông tin công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và không có sự thay đổi, điều chỉnh thì sử dụng thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ;

+ Trường hợp thông tin công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhưng có sự thay đổi, điều chỉnh thì đề nghị công dân xuất trình giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thay đổi để cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ cấp thẻ;

+ Trường hợp thông tin công dân chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì đề nghị công dân xuất trình một trong các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh nội dung thông tin nhân thân để cập nhật thông tin trong hồ sơ cấp thẻ (như sổ hộ khẩu, giấy khai sinh...).

Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay

Cán bộ tiến hành mô tả đặc điểm nhân dạng của công dân, chụp ảnh, thu thập vân tay để in trên Phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân cho công dân kiểm tra, ký tên.

Lưu ý: Công dân khi chụp ảnh phải để đầu trần, không đeo kính, trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự.

Trường hợp công dân là người theo tôn giáo, dân tộc thì được mặc lễ phục tôn giáo, trang phục dân tộc, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên nhưng phải đảm bảo rõ mặt, rõ hai tai.

Bước 4: Trả thẻ Căn cước công dân mới

Người dân đi nhận thẻ Căn cước công dân mới tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc nhận qua đường bưu điện (công dân tự trả phí).

Thời hạn giải quyết thủ tục đổi Căn cước công dân hết hạn theo quy định tại Điều 11 Thông tư 60/2021/TT-BCA tối đa là 08 ngày làm việc.

Lệ phí: Người đổi thẻ Căn cước công dân khi đến tuổi phải đổi thì không phải nộp lệ phí (theo khoản 2 Điều 32 Luật Căn cước công dân).

I. Trợ cấp mai táng:  1. Các đối tượng sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng:    a) Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH đang đóng bảo hiểm xã hội, cụ thể như sau:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;

- Cán bộ, công chức, viên chức;

- Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân; hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;

- Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

b) Người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội;

c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.

2. Trợ cấp mai táng bằng mười tháng lương tối thiểu chung.

3. Trường hợp đối tượng quy định tại điểm 1 bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp quy định tại khoản 2 ở trên.

II. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng:

1. Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 63 của Luật BHXH đang đóng bảo hiểm xã hội, cụ thể:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên; cán bộ, công chức, viên chức; công nhân quốc phòng, công nhân công an; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân; hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng báo hiểm xã hội bắt buộc.

b) Người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội;

c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.

Các đối tượng thuộc điểm 1 ở trên thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:

- Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ mười lăm năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;

- Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

2. Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm 1 ở trên được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:

a) Con chưa đủ mười lăm tuổi; con chưa đủ mười tám tuổi nếu còn đi học; con từ đủ mười lăm tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

b) Vợ từ đủ năm mươi lăm tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ sáu mươi tuổi trở lên; vợ dưới năm mươi lăm tuổi, chồng dưới sáu mươi tuổi nếu bị suy giảm kha năng lao động từ 81% trở lên;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu từ đủ sáu mươi tuổi trở lên đối với nam, từ đủ năm mươi lăm tuổi trở lên đối với nữ;

d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu dưới sáu mươi tuổi đối với nam, dưới năm mươi lăm tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên:

Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d ở trên phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương tối thiểu chung.

III. Mức trợ cấp tuất hằng tháng:

1. Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương tối thiểu chung; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung.

2. Trường hợp có một người chết thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 64 của Luật BHXH thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá bốn người; trường hợp có từ hai người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng hai lần mức trợ cấp quy định tại điểm 1 ở trên.

3. Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà người lao động, người hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chết.

Tính đến nay, toàn tỉnh có 16 cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong đó có 04 trường Cao đẳng, 03 trường trung cấp (02 trường tư thục), 08 trung tâm giáo dục - dạy nghề cấp huyện, 01 trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ Nông dân - Phụ nữ tỉnh. Ngoài ra, có 01 cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghiệp (của doanh nghiệp) và 04 đơn vị khác có tham gia đào tạo nghề dưới 03 tháng.

Công tác tuyên truyền chính sách liên quan đến giáo dục nghề nghiệp được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quan tâm chỉ đạo. Trong những năm qua đã xây dựng được 28 phóng sự, chuyên mục, tin bài trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; 38 bài viết phản ánh các hoạt động liên quan đến lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên Báo Quảng Bình; thường xuyên cập nhật và đăng các thông tin trên Cổng Thông tin điện tử của UBND tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị có liên quan. Năm 2018 - 2020, Sở đã in ấn, phát hành 10.000 tờ gấp, tờ rơi về các chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ đào tạo nghề sơ cấp và dưới 3 tháng; 1.200 sổ tay học nghề và việc làm. Sở cũng đã chủ động tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đào trạo trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng (2018 - 2020), trong đó đã hỗ trợ đào tạo nghề cho 11.372 lao động nông thôn, người khuyết tật, phụ nữ, 5.043 người bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển, hỗ trợ đào tạo cho 156 thanh niên theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng. Ngoài ra, thực hiện Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021, hiện nay, tất cả học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tham gia học nghề trình độ trung cấp đều được miễn toàn bộ học phí và được vay vốn theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, số học sinh tốt nghiệp THCS vào học trung cấp được hỗ trợ 6.327 người. Đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật, người tốt nghiệp trường phổ thông dân tộc nội trú khi tham gia học trình độ cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng chính sách nội trú bao gồm: Học bổng chính sách, mua đồ dùng cá nhân, đi lại…

Nhìn chung, qua thực hiện các chính sách đã tạo động lực thu hút học sinh, sinh viên học nghề hàng năm, tạo điều kiện giúp học sinh, sinh viên an tâm học tập. Giai đoạn 2018 - 2020, tổng số tuyển sinh 49.192 người, trong đó trình độ cao đẳng 384 người, trình độ trung cấp 5071 người, sơ cấp và dưới 3 tháng 43.737 người. Tổng số tốt nghiệp 41.370 người, trong đó trình độ cao đẳng 324 người, trình độ trung cấp 3171 người, sơ cấp và dưới 3 tháng 38.235 người. Tổng số người học tốt nghiệp có việc làm hằng năm 80%.

Công tác phát triển thị trường lao động đặc biệt được quan tâm, thường xuyên giám sát, hướng dẫn hoạt động của các Trung tâm và Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Đây là những kênh thông tin uy tín, hiệu quả kết nối người lao động với các nhà tuyển dụng hoặc những cá nhân, đơn vị có nhu cầu sử dụng lao động. Trong 03 năm 2018 - 2020, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh và Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên tỉnh đã tổ chức được hơn 200 phiên giao dịch việc làm và truyển dụng lao động cho các tổ chức, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động tại các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm cũng được tổ chức thường xuyên, liên tục. Chỉ tính riêng trong năm 2020, toàn tỉnh đã có trên 25.000 lượt lao động được tư vấn giới thiệu việc làm với trên 5.000 lượt lao động được giới thiệu phỏng vấn trực tiếp và 1.284 lượt lao động đạt sơ tuyển. Ngoài ra còn có trên 25.324 lượt người trong đó bao gồm tư vấn việc làm, tư vấn học nghề, bảo hiểm thất nghiệp, hợp đồng lao động và các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách về việc làm, học nghề theo quy định của Bộ luật Lao động, giới thiệu việc làm, cung ứng và tuyển lao động 3.817 lượt người, tiếp nhận 146 đơn vị, tổ chức có nhu cầu tuyển dụng việc làm trong tỉnh, trong nước với hơn 598 vị trí công việc khác nhau và 3.678 chỉ tiêu làm việc.

Tuy nhiên, công tác phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, THPT chưa hiệu quả, chưa đạt mục tiêu đề ra; chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT quá cao nên nguồn tuyển sinh vào học trung cấp của các trường trung cấp, cao đẳng rất thấp ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh, chất lượng tuyển sinh của các trường trung cấp, cao đẳng. Sự phối hợp giữa 02 ngành Giáo dục - Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc đầu tư phát triển các trung tâm giáo dục - dạy nghề cấp huyện để các trung tâm đủ điều kiện phối hợp với các trường trung cấp, cao đẳng tổ chức tuyển sinh, đào tạo trình độ trung cấp kết hợp học văn hóa THPT theo quy định còn thiếu chặt chẽ; việc cung cấp thông tin về ngành nghề, nhu cầu tuyển dụng của thị trường lao động cho các trường THCS, THCP còn chưa được chú trọng.

Nguyên nhân là do nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp và cộng đồng về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nhân lực có tay nghề cao chưa đầy đủ, tư tưởng coi trọng bằng cấp còn phổ biến trong xã hội, người lao động chưa có ý thức cao trong việc lựa chọn học nghề. Các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục - đào tạo và giáo dục nghề nghiệp chưa có sự phối hợp chặt thẽ, thường xuyên trong công tác chỉ đạo, triển khai công tác phân luồng. Các chính sách thu hút học nghề chưa đủ sức thuyết phục với xã hội, chính sách miễn giảm học phí chưa đủ sức thu hút người lao động tham gia học nghề; chính sách tuyển dụng, sử dụng và chính sách tiền công, tiền lương... của một số doanh nghiệp chưa đủ hấp dẫn người lao động có tay nghề.

Giai đoạn 2021 - 2025, toàn tỉnh đặt ra chỉ tiêu tuyển sinh 78.000 người (cao đẳng 4.000 người, trung cấp 11.600 người, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng 62.400 người), trong đó hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 25.000 người. Đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 72%, trong đó lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 36%, tỷ lệ lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế có trình độ từ trung cấp trở lên đạt 30%.

Điều đó đặt ra yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương phải xác định giáo dục nghề nghiệp là nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; lồng ghép thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nhằm thu hút người lao động tham gia học nghề...

Tham dự lễ khai mạc có các đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Hồ An Phong, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các đồng chí nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ và đại diện lãnh đạo các địa phương.

Gian hàng du lịch Quảng Bình thu hút đông đảo sự quan tâm của du khách

Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan cho biết: "Cách đây 20 năm, Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Ngày hội Du lịch lần đầu tiên với kỳ vọng tạo không gian kết nối, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch đến với người tiêu dùng, góp phần kích cầu du lịch và đóng góp cho tăng trưởng ngành. Chặng đường 20 năm phát triển là quá trình không ngừng đổi mới, sáng tạo về nội dung, hình thức để trở thành sự kiện thường niên, có uy tín, thu hút đông đảo doanh nghiệp và các địa phương trong cả nước và quốc tế đồng hành; được công chúng, người tiêu dùng du lịch, các cơ quan truyền thông báo chí trong và ngoài nước tin tưởng, ủng hộ; góp phần xây dựng thương hiệu du lịch Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung".

Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hồ An Phong chụp ảnh lưu niệm tại gian hàng Du lịch Quảng Bình

Ngày hội năm nay thu hút sự tham gia của hơn 150 gian hàng đến từ 45 tỉnh, thành phố và 50 doanh nghiệp du lịch, dịch vụ, bố trí không gian thành 03 khu vực: Không gian kích cầu du lịch, Không gian trưng bày và triển lãm, Không gian ẩm thực. Tại mỗi gian hàng, các đơn vị, doanh nghiệp đã thiết kế và trưng bày sản phẩm, dịch vụ đặc trưng, lợi thế, tiềm năng; tổ chức gặp gỡ khách hàng, giới thiệu, chào bán sản phẩm, dịch vụ du lịch mới, hấp dẫn qua hoạt động, trò chơi có thưởng, chương trình tour giá ưu đãi...

Khách quốc tế tìm hiểu thông tin du lịch Quảng Bình

Quảng Bình tham gia Ngày hội với sự chủ trì của Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh, phối hợp với Hiệp hội Du lịch, Trung tâm Du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch: Sun Spa Resort - động Thiên đường, Bang Onsen, Gold Coast, Phong Nha Discovery, nhà hàng Sabochi, Victory Road Villas... với thông điệp “Điểm đến thiên nhiên hấp dẫn và khác biệt” cùng nhiều thông tin bổ ích cho mùa tour 2024 như Chương trình kích cầu du lịch, gói giảm giá, check-in trải nghiệm, mini game tặng quà ngay tại gian hàng… đã mang đến những điểm nhấn, nét tươi mới và tạo ấn tượng mạnh mẽ, thu hút đông đảo khách tham quan ngay trong tối khai mạc; tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong tỉnh tiếp cận, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ du lịch đến du khách tham quan, đặc biệt là thị trường Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực miền Nam.

Mini game tặng quà cho khách tham quan

Ngày hội Du lịch lần thứ 20 không chỉ quảng bá hình ảnh, vùng đất, con người, bản sắc văn hóa, hoạt động du lịch và ẩm thực đặc trưng của Thành phố Hồ Chí Minh, mà còn tạo ra chuỗi các hoạt động phong phú, đặc sắc nhằm nhấn mạnh Thành phố Hồ Chí Minh luôn là điểm đến “An toàn - Hấp dẫn - Thân thiện” với du khách trong và ngoài nước. Đây cũng là sự kiện hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia 2024 - “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” và chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày miền Nam giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

CTV Lương Công Thành (Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh)