Mộc Tiếng Việt luôn tâm niệm rằng các cô giáo của Mộc không chỉ là giúp các bé học nói, học phát âm hay giao tiếp với bố mẹ mà còn là giúp các bé phần nào hiểu và yêu nguồn cội của chúng mình.
Giáo trình dạy tiếng Việt cho trẻ em nước ngoài chi tiết nhất
Giáo trình dạy tiếng Việt cho trẻ em nước ngoài sẽ bao gồm những phần được bật mí dưới đây, bạn hãy theo dõi nhé!
Đặc điểm của trẻ em người nước ngoài
Trước khi bật mí cho bạn về giáo trình dạy tiếng Việt cho trẻ em nước ngoài, chúng ta hãy đi tìm hiểu những đặc điểm khi dạy ngôn ngữ cho đối tượng này. Trẻ em người nước ngoài là trẻ em đến từ những nơi khác trên thế giới và không có quốc tịch Việt Nam. Đây có thể là những đứa trẻ đã hoặc chưa từng tiếp xúc với tiếng Việt. Chúng gần như không có vốn từ vựng về tiếng Việt và cần phải học cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
So với trẻ em Việt Nam thì trẻ em người nước ngoài không có nền tảng ngôn ngữ là vốn từ vựng phong phú chính vì thế việc dạy tiếng Việt cho trẻ em người nước ngoài khó khăn hơn rất nhiều. Muốn dạy tiếng Việt cho người nước ngoài bạn cần thật sự kiên trì có một phương pháp giảng dạy phù hợp. Bên cạnh đó một giáo trình dạy tiếng Việt cho trẻ em nước ngoài hợp lý được thiết kế dựa trên những đặc điểm thể chất và trí tuệ của các bé. Vì tiếng Việt so với ngôn ngữ mẹ đẻ của các bé ít nhiều có sự khác biệt về cách phát âm, đặc điểm ngữ pháp nên cần chú trọng rèn luyện cho các bé tư duy về vấn đề này.
Xem thêm: Tổng hợp kênh youtube tiếng Việt cho bé vừa học vừa chơi
Phần thứ 3: Dạy cách phát âm, ghép vần
Phần tiếp theo của giáo trình dạy tiếng Việt cho trẻ em nước ngoài đó là bạn tập cho các bé phát âm. Một đặc điểm của tiếng Việt đó chính là ngôn ngữ đơn âm tiết đó là các từ được phát âm tách rời nhau có rất ít từ được cấu tạo đôi. Chính vì thế khi dạy cách phát âm cho các bé nước ngoài cần cho các bé đọc chuẩn từng từ một sau đó mới tiến hành ghép các từ lại với nhau.
Điều khiến cho tiếng Việt khác với các ngôn ngữ khác trên thế giới và cũng là điều khó khăn nhất đối với trẻ khi học tiếng Việt đó chính là phát âm các thanh điệu. Sự đa dạng về thanh điệu tạo cho tiếng Việt sự giàu đẹp tuy nhiên bên cạnh đó cũng là sự phức tạp. Trong tiếng Việt có hệ thống 6 thanh điều bao gồm: Huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng, và thanh ngang. Cùng một từ những khi có các thanh khác nhau thì nghĩa của từ đó cũng đã thay đổi và cách phát âm cũng đã khác.
Muốn cho trẻ em người nước ngoài học được hệ thống âm thanh này thì giáo viên cần có một phương pháp phù hợp đó chính là cần vẽ sơ đồ và hướng dẫn các bé học từng chút một. Mỗi một dấu thì phát âm như thế nào, mở miệng ra sao, đặt lưỡi ở đâu, điều chỉnh cột hơi sao cho đúng để có thể nhả chữ đúng nhất. Việc học phát âm cần kết hợp với việc cho bé nhận mặt chữ và kĩ năng viết. Trong khi học về thanh điệu giáo viên cần kết hợp kiến thức vào các trò chơi để tăng hứng thú học tập và nhớ lâu hơn.
Khi hướng dẫn học sinh nước ngoài đánh vần thì không nên áp dụng theo cách người Việt vì như đã giới thiệu đa phần trẻ em Việt Nam có vốn từ vựng khá là vững chắc và đã nói được rõ các từ tiếng Việt. Việc học đánh vần chỉ là cách học sinh phát hiện cấu tạo của từ đó. Với trẻ em người nước ngoài cách học đánh vần hiệu quả nhất là giáo viên giới thiệu cho các bé nguyên âm đầu và vần của từ đó sau đó dạy các bé ghép vần lại và đọc. Những vần trong tiếng Việt thường có quy tắc nên dạy bé cách tư duy để tìm ra quy luật đó.
Phần thứ 4: Rèn cho bé học khả năng nghe
Kỹ năng này cần được rèn luyện hàng ngày để bé quen được với cách phát âm của người Việt và từ đó nghe được dễ dàng hơn. Trên lớp cô giáo nên cố gắng giao tiếp với bé bằng tiếng Việt nhiều nhất có thể. Sau mỗi giờ học cô sẽ cho bé nghe bằng audio khoảng 1 tiếng để bé tập thành thói quen. Noi chúng kĩ năng nghe không có cách nào có thể nâng cao ngoài việc bé nghe nhiều trau dồi cho minh vốn từ vựng và khả năng phát âm cũng như nói tốt. Tuy nhiên một số lưu ý khi bé nghe cô nên cho bé nghe giọng chuẩn, nghe ở âm lượng lớn với tốc độ chậm. Tốt nhất là nghe những từ đơn giản rồi đến những câu ngắn sau đó mới nâng cao tốc độ và độ khó.
Đây cũng là một phần quan trọng trong giáo trình dạy tiếng Việt cho trẻ em nước ngoài. Việc học từ vựng là vô cùng cần thiết để bé hoàn thiện các kỹ năng tiếng Việt của mình. Mỗi ngày cô nên cho bé học khoảng 10 từ tiếng Việt để bé bổ sung thêm vào từ điển ngôn ngữ của mình. Chỉ khi có vốn từ vựng đủ lớn thì bé mới nắm bắt được tiếng Việt.
Việc học tiếng Việt cho trẻ em nước ngoài là một công việc đòi hỏi sự nghiên cứu tỉ mỉ và có tính chuyên môn cao. Trên đây Monkey đã gửi đến bạn giáo trình dạy tiếng Việt cho trẻ em nước ngoài cơ bản. Đây chính là nội dung chính khi xây dựng tài liệu học tiếng Việt cho người nước ngoài. Tuy nhiên tùy vào độ tuổi cũng như tình trạng của các bé mà người áp dụng sẽ có sự thay đổi linh hoạt.
Phần đầu tiên: Giới thiệu về tiếng Việt
Khi bạn bắt đầu dạy tiếng Việt cho trẻ em người nước ngoài thì phần đầu tiên trong giáo trình dạy tiếng Việt cho trẻ em nước ngoài đó chính là bạn cần giới thiệu về tiếng Việt và những đặc điểm về tiếng Việt cho các bé. Điều này là cần thiết để khơi dậy tinh thần học hành của các bé, cũng như thống nhất với các bé về phương pháp học tập và thời gian học tập để các bé có sự quyết tâm. Sau đó gửi cho phụ huynh tiến trình giảng dạy và học tập của các bé.
Khác với nhiều những ngôn ngữ khác trong tiếng Việt bảng chữ cái là rất quan trọng đây chính là nền tảng cho mọi từ vựng trong tiếng Việt. Tiếng Việt là một ngôn ngữ có quy luật nên đây chính là chìa khóa để nắm bắt toàn bộ tiếng Việt và nâng cao khả năng viết của bé. Một bảng chữ cái tiếng Việt được cấu tạo từ hệ thống 29 chữ cái. Bao gồm các nguyên âm đôi và những nguyên âm đơn cùng hệ thống phụ âm đơn và phụ âm đôi phong phú tạo nên tổ hợp những từ ngữ đa dạng.
Sau khi giới thiệu cho bé về bảng chữ cái và bé đã biết nhận mặt chữ thì bạn cần hướng dẫn bé học bảng chữ cái sao cho chuẩn. Việc dạy cho bé phát âm chuẩn ngay từ đầu thực sự rất khó bởi bé đã quen với việc phát âm của tiếng mẹ đẻ nên bạn cần phải sửa thói quen phát âm này. Vì thế ngay từ đầu bạn cần thật kiên trì rèn phát âm cho bé thật chuẩn. Dạy cách phát âm bao gồm hướng dẫn bé về các nhả chữ đặt lưỡi và mở khuôn miệng. Việc học bảng chữ cái chỉ đơn thuần là sự học thuộc thụ động và không có quy luật nào cả mà bé cần chăm chỉ.
Một điều cần lưu ý khi dạy bảng chữ cái cho trẻ em người nước ngoài đó là tiếng Việt sử dụng hệ chữ cái la tinh chính vì thế cần quan tâm và dành nhiều thời gian hơn cho các bé đến từ các quốc gia sử dụng hệ thống chữ tượng hình. Mới đầu các bé sẽ rất khó viết và cực kì dễ chán nản.