Theo tạp chí Newsweek (Mỹ), căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên, vào thời điểm Mỹ và các đồng minh đang tập trung chú ý vào xung đột ở các khu vực khác trên thế giới, đã khiến nhiều chuyên gia đặt câu hỏi liệu Triều Tiên có phát động tấn công Hàn Quốc và một cuộc xung đột mới bùng phát sẽ như thế nào.
Chiến tranh Triều Tiên và hy vọng tái thống nhất
Theo một số nhà khoa học chính trị[ai?], Chiến tranh Triều Tiên là kết quả trực tiếp của chính sách toàn cầu của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã ủng hộ những người theo chủ nghĩa chống cộng, hậu thuẫn quân đội Đại Hàn Dân Quốc, và ảnh hưởng Liên Hợp Quốc để ủng hộ quân đội này. Trong năm 1945, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Hợp Quốc dự định tạo ra một chính quyền ủy nhiệm, Hoa Kỳ điều khiển bán đảo này phía nam vĩ tuyến 38 và Liên Xô điều khiển phía bắc. Tình thế chính trị của Chiến tranh Lạnh đã dẫn đến sự hình thành của hai chính phủ.
Tuy nhiên, sau khi Mỹ rời khỏi Hàn Quốc và chỉ để lại một số cố vấn, Triều Tiên đưa quân đội vượt vĩ tuyến 38 nhằm mục đích thống nhất đất nước. Chiến tranh bắt đầu vào tháng 6 năm 1950 và diễn tiến đến năm 1953. Hoa Kỳ hậu thuẫn miền nam và Trung Quốc hậu thuẫn miền bắc. Hàng triệu người Triều Tiên bị thiệt mạng. Sau ba năm dữ dội, chiến tranh kết thúc với một hiệp ước đình chiến, và ranh giới của hai nước trở lại gần như cũ. Hai nước vẫn chưa ký hiệp ước hòa bình. Cả hai bên đều tuyên bố thống nhất là mục đích cuối của họ.
Từ thập niên 1990, với chính quyền ở Hàn Quốc ngày càng tự do hơn, cũng như sau sự qua đời của lãnh tụ CHDCND Triều Tiên Kim Nhật Thành, hai bên đã có những bước tiến đến cộng tác, trong các cuộc thi thể thao quốc tế, việc đoàn tụ thân nhân, kinh tế và du lịch.
Gần đây, trong nỗ lực hòa hảo, hai quốc gia đã chọn một Cờ Thống nhất. Lá cờ này tượng trưng cho Triều Tiên trong các cuộc thi thể thao quốc tế.
Triều Tiên được định cư bởi một sắc tộc thuần nhất là người Triều Tiên. Họ sử dụng một ngôn ngữ riêng là tiếng Triều Tiên và hệ thống chữ viết đặc thù Hangul.
Sắc tộc thiểu số sinh sống trên bán đảo Triều Tiên có thể kể tới người Hoa (khoảng gần 20.000) ([1] Lưu trữ 2007-05-09 tại Wayback Machine) chủ yếu ở Hàn Quốc. Ngoài ra có một vài nhóm cộng đồng người gốc Hoa và gốc Nhật được cho là còn định cư ở phía bắc Triều Tiên [2] Lưu trữ 2007-05-09 tại Wayback Machine).
Lực lượng lao động nước ngoài ở Hàn Quốc chủ yếu bao gồm những lao động đến từ các nước như Bangladesh, Pakistan, Philippines và Việt Nam, tổng cộng khoảng hơn nửa triệu. Cũng có thể kể tới hơn 10.000 người Mỹ, Úc, Anh, Canada, Ireland làm công tác giảng dạy tiếng Anh tại đây. Và khoảng 30.000 lính Mỹ đồn trú thường trực trên lãnh thổ phía Nam Hàn Quốc.
Tổng dân số trên bán đảo Triều Tiên tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2022 là 77,377,377 người.
Một trong những di tích nổi tiếng nhất trong lịch sử khoa học và kỹ thuật của Triều Tiên là Chiêm tinh đài (Cheomseongdae), một đài quan sát thiên văn cao 9 mét xây dựng vào năm 633. Nó phục vụ như là một trong những trạm quan sát thiên văn cổ xưa nhất của thế giới.
Tài liệu được in ấn xưa nhất trên thế giới là một quyển kinh Phật in tại Triều Tiên vào khoảng 750-751. Bản in bằng kim loại di chuyển được phát minh ở Triều Tiên vào năm 1232, trước khi Johann Gutenberg phát triển bản in chữ bằng kim loại (Cumings 1997: 65). Mặc dù người Triều Tiên sử dụng các khuôn in bằng gỗ vào năm 751, đây là một phát triển đáng kể trong việc in ấn cho phép tiếp tục sử dụng một khuôn in cũ. Hangul, một trong những ngôn ngữ phiên âm khoa học nhất thế giới, được tạo ra bởi vua Thế Tông vào năm 1443. Một trong những đồng hồ nước tự động đầu tiên trên thế giới được sáng chế năm 1434 bởi Chang Yong-sil, người sau này phát triển các loại đồng hồ nước phức tạp hơn với các thiết bị thiên văn, đo nước, đo lượng mưa.
Trong suốt thời đại nhà Triều Tiên, tơ lụa Triều Tiên được đánh giá cao bởi Trung Quốc và đồ gốm Triều Tiên tráng men xanh có giá trị cao ở Nhật. Người Trung Quốc nghĩ rằng đồ sành sứ Triều Tiên có chất lượng cao, nhưng điều này chỉ đúng cho đến hết triều đại Cao Ly. Trong suốt giai đoạn này, Triều Tiên đạt được nhiều tiến bộ trong các nghệ thuật và đồ thủ công truyền thống, chẳng hạn như men sứ trắng, tơ lụa mịn và giấy. Cũng trong thời gian này, tàu chiến bọc sắt đầu tiên trên thế giới, Geobukseon (hay "Tàu con rùa"), được phát minh.
Tuy nhiên, sự ngưng trệ bắt đầu xảy ra trong thời gian sau của triều đại Joseon và Triều Tiên trở nên lạc hậu so với phương Tây.
Ngày nay, Đại Hàn Dân Quốc dẫn đầu thế giới với số lượng kết nối mạng Internet tốc độ cao tính trên đầu người. Hàn Quốc cũng là nhà sản xuất lớn các sản phẩm công nghệ cao như điện thoại di động và màn ảnh plasma. Hàn Quốc cũng chỉ đứng thứ hai trên thế giới trong việc sử dụng các kỹ thuật tiêu thụ mới, chỉ sau Đài Loan. CHDCND Triều Tiên (hay còn được gọi là Bắc Triều Tiên) tiếp tục sử dụng hầu hết các kỹ thuật từ thập niên 1960 và thập niên 1970.
Trong các sách Trung Hoa cổ, Triều Tiên được nhắc đến như là "Cẩm tú giang sơn" (금수강산, 錦繡江山) và "Đông phương lễ nghi chi quốc" (동방예의지국, 東方禮儀之國). Trong suốt thế kỉ thứ VII và thứ VIII, buôn bán thương mại đường bộ và đường thủy nối Triều Tiên với Ả Rập Xê Út. Xưa nhất là từ năm 845, những thương Ả Rập đề cập Triều Tiên với câu nói "Phía bên kia biển qua khỏi Trung Quốc là một đất nước nhiều đồi núi gọi là Tân La (신라,新羅), giàu vàng. Các tín đồ Hồi giáo từng đặt chân đến đây đã bị đất nước này quyến rũ đến nỗi mà họ ở lại luôn nơi đó và không muốn rời đi."[5]
Theo sử sách Nhật Bản, các học giả Triều Tiên đã giới thiệu kiến thức và kỹ thuật của Trung Quốc, kể chữ Hán và những tác phẩm kinh điển, như Luận ngữ, vào Nhật Bản. Vào năm 554, một vương quốc Triều Tiên tên là Bách Tế gửi bác sĩ, chuyên gia dược thảo và làm lịch và thầy tu đến Nhật Bản; và năm 602, một sư Bách Tế tên là Kwalluk được gửi đi để đem các sách về thiên văn học, làm lịch, địa lý và tôn giáo.
Những hội hè Triều Tiên thường phô diễn nhiều màu sắc sặc sỡ, được gán cho những ảnh hưởng từ Mông Cổ: đỏ sáng, vàng và xanh thường đánh dấu những nét truyền thống của Triều Tiên.[6] Những màu sắc tươi sáng đôi khi được thể hiện ở trang phục truyền thống hanbok.
Một đặc điểm của văn hóa Triều Tiên còn có địa vị chính thức là hệ thống tính tuổi với cách tính giống với tuổi mụ của Việt Nam. Trẻ vừa sinh ra được xem là một tuổi, vì người Triều Tiên nghĩ thời kỳ mang thai như là một năm cuộc sống của trẻ, và tuổi tác sẽ tăng vào ngày đầu năm thay vì vào ngày kỉ niệm sinh nhật. Do đó, một người sinh ra ngay trước ngày đầu năm mới chỉ được vài ngày tuổi theo cách tính của phương Tây, nhưng là hai tuổi tại Triều Tiên. Theo đó, tuổi trên giấy tờ của ngườiTriều Tiên (ít nhất là giữa những người Triều Tiên cùng độ tuổi) sẽ nhiều hơn một hoặc hai năm so với tuổi theo cách tính của phương Tây. Tuy nhiên, cách tính của phương Tây đôi khi được áp dụng trong các khái niệm về tuổi hợp pháp, ví dụ, tuổi hợp pháp để mua rượu hoặc thuốc lá tại Triều Tiên là 19 được xác định theo cách tính của phương Tây là 18 tuổi.
Hàn Quốc có chung nền văn hoá truyền thống với CHDCND Triều Tiên.
Truyền thống Khổng giáo đã thống trị ý nghĩ của người Triều Tiên, cùng với các đóng góp của Phật giáo, Đạo giáo và Shaman giáo. Tuy nhiên, từ giữa thế kỉ XX Cơ Đốc giáo đã cạnh tranh với Phật giáo để trở thành một ảnh hưởng tôn giáo chính ở Nam Triều Tiên, trong khi đó hoạt động tôn giáo bị áp chế ở Triều Tiên.
Trong suốt chiều dày lịch sử và nền văn hóa Hàn Quốc, bất chấp bị chia rẽ, ảnh hưởng tín ngưỡng truyền thống của Saman giáo Hàn Quốc, Phật giáo Đại thừa, Khổng giáo và Đạo giáo vẫn là một tôn giáo cơ bản của người dân Hàn Quốc, đóng vai trò như một khía cạnh quan trọng trong nền văn hóa dân tộc. Tất cả các truyền thống này đã cùng tồn tại hòa bình từ hàng trăm năm trước đến nay bất kể xu hướng Âu hóa mạnh mẽ từ phương Tây của quá trình chuyển đổi truyền giáo Cơ đốc ở miền Nam[7][8][9] hay áp lực từ chính phủ Cộng sản Chủ Thể ở miền Bắc.[10][11]
Theo số liệu thống kê đến năm 2005 do chính phủ Hàn Quốc cung cấp, có khoảng 46% của công dân cho biết không theo tôn giáo nào. Người theo đạo Cơ đốc chiếm 29,2% dân số (trong số đó là đạo Tin Lành 18,3%, Công giáo 10,9%) và 22,8% là Phật tử.[12]
Tại Hàn Quốc có khoảng 45.000 người bản địa theo Hồi giáo (khoảng 0,09% dân số), bổ sung vào con số 100.000 lao động nước ngoài từ các quốc gia Hồi giáo.[13]
Người Triều Tiên coi trọng học thức và ưu đãi giáo dục và học hỏi các kinh điển Trung Quốc; những đứa bé lưỡng ban được giáo dục kỹ bằng chữ Hán[a]. Cho đến thời hiện đại, người Triều Tiên đặt nặng vào địa vị cha truyền con nối. Cho đến thế kỉ thứ X, "địa vị cốt lõi" của một người đàn ông (xác định bởi thứ bậc của cha và mẹ anh ta) định ra vị trí xã hội của anh ta và vị trí nào trong nhà nước anh ta được chỉ định. Từ thế kỉ thứ X đến hết thế kỉ XIX, vị trí xã hội của cha và mẹ của anh quyết định các kì thi dân sự, nếu có, anh có thể tham dự nhưng không bảo đảm sẽ có được vị trí đó.
Văn học Triều Tiên được ghi lại trước khi triều đại Triều Tiên kết thúc được gọi là "Cổ điển" hay "Truyền thống". Văn học viết bằng Hán tự ra đời cùng thời điểm khi Chữ Hán của Trung Quốc du nhập vào bán đảo. Vào đầu thế kỷ thứ II trước Công nguyên, các nhà học giả Triều Tiên đã viết thơ theo phong cách cổ điển, phản ánh những tâm lý và trải nghiệm của người Triều Tiên thời gian đó. Văn học cổ điển Triều Tiên có nguồn gốc từ tín ngưỡng dân gian truyền thống và những câu chuyện dân gian của bán đảo. Văn học thời kỳ này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo.
Văn học hiện đại thường gắn liền với sự phát triển của hệ chữ hangul, điều này giúp cho việc đọc viết chữ lúc đầu chỉ dành cho tầng lớp quý tộc sang người dân thường và phụ nữ. Tuy nhiên, mãi đến nửa sau thế kỷ XIX, hangul mới đạt đến vị trí thống trị trong văn học Triều Tiên, đem lại sự phát triển lớn mạnh cho nền văn học này. Điển hình như Sinsoseol là một tác phẩm tiểu thuyết được viết bằng hangul.
Chiến tranh Triều Tiên khiến văn học phát triển theo chiều hướng xoay quanh những vết thương và sự hỗn loạn của dân thường trong chiến tranh. Phần lớn các tài liệu sau chiến tranh ở Nam Triều Tiên đều đề cập đến cuộc sống hàng ngày của người dân bình thường và sự đấu tranh với nỗi đau chia cắt quốc gia quốc gia. Một vấn đề phổ biến khác của thời đại là sự sụp đổ của hệ thống giá trị truyền thống Hàn Quốc, khi phía Nam chạy theo sự hiện đại của nền văn hóa phương Tây, còn phía bắc vẫn giữ nguyên những giá trị truyền thống của Văn hóa Triều Tiên.
Ẩm thực Triều Tiên có lẽ nổi tiếng nhất với món kim chi, một món ăn sử dụng quá trình lên men đặc biệt để bảo quản một số loại rau, trong đó phổ biến nhất là bắp cải. Đây là một loại thực phẩm lành mạnh vì nó cung cấp các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết. Gochujang (một loại nước sốt truyền thống Triều Tiên làm từ ớt đỏ) rất thông dụng, cũng như tương tiêu (hoặc ớt), là những món điển hình của nền ẩm thực nổi tiếng với vị cay ngon đẳng cấp.
Bulgogi (thịt nướng tẩm sốt, thường là thịt bò), galbi (xương sườn cắt khúc tẩm gia vị nướng) và món samgyeopsal (thịt lợn ở phần bụng) đều là những đặc sản từ thịt phổ biến. Cá cũng là một thực phẩm phổ biến, vì nó là loại thịt truyền thống mà người Triều Tiên hay dùng. Bữa ăn thường đi kèm với súp hoặc món hầm, chẳng hạn như galbitang (xương sườn hầm) và doenjang jjigae (canh súp đậu lên men). Giữa bàn ăn là đủ loại món ăn phụ gọi là banchan.
Các món ăn phổ biến khác gồm bibimbap - có nghĩa là "cơm trộn" (cơm trộn với thịt, rau, tương ớt đỏ) và naengmyeon (mì lạnh). Một món ăn nhanh phổ biến khác là kimbab, gồm cơm trộn với rau và thịt cuộn trong lớp rong biển. Tuy ngày càng có nhiều thành phần thức ăn được cuộn trong kimbab nhưng cá dù sống hoặc chín vẫn hiếm khi được sử dụng, có lẽ do nguồn gốc kimbap là một món ăn cầm tay hoặc món ăn nhanh có thể gói lại mang đi, trong khi đó cá có thể nhanh chóng hư hỏng nếu không được đông lạnh.
Mì ăn liền cũng là một loại thức ăn nhẹ rất phổ biến. Người Triều Tiên cũng thích dùng các loại thức ăn từ pojangmachas (bán dạo trên đường phố), ở đây người ta có thể mua tteokbokki (bánh gạo và bánh cá với nước sốt gochujang cay), khoai tây chiên mực và khoai lang tẩm. Soondae là loại một xúc xích làm bằng mì sợi trong suốt và huyết lợn cũng được rất nhiều người ưa thích.
Ngoài ra, một số món ăn nhẹ phổ biến khác bao gồm chocopie, bánh tôm, bbungtigi (bánh gạo giòn) và "nu lung ji" (cơm cháy nhẹ). Có thể ăn sống nu lung ji hoặc đun với nước để tạo ra một món canh. Nu lung ji cũng có thể được dùng như một món ăn nhanh hay món tráng miệng.
Hàn Quốc là nước chủ nhà trong Thế vận hội mùa hè 1988 ở Seoul, giúp thúc đẩy kinh tế nước này thông qua tăng cường du lịch và sự công nhận rộng rãi hơn của thế giới. Vào thời điểm đó, Triều Tiên tẩy chay sự kiện đó với lý do là họ không được mời làm nước đồng chủ nhà.
Một đội thống nhất dưới lá Cờ Thống nhất vào năm 1991 đã thi đấu trong giải Vô địch bóng bàn thế giới lần thứ 41 ở Chiba, Nhật Bản và trong Giải bóng đá trẻ thế giới lần thứ 6 ở Lisboa, Bồ Đào Nha. Một đội tuyển của toàn bộ Triều Tiên diễu hành dưới Cờ Thống nhất trong lễ khai mạc Thế vận hội mùa hè 2000 ở Sydney, Á vận hội 2002 ở Busan, Thế vận hội mùa hè 2004 ở Athena và Thế vận hội mùa đông 2006 ở Torino nhưng thi đấu riêng trong các sự kiện thể thao. Cũng như trong Á vận hội 2006, các viên chức Hàn Quốc đã công bố rằng cả hai nước sẽ thi đấu trong cùng một đội.
Vào mùa hè năm 2002, Giải vô địch bóng đá thế giới 2002 được tổ chức bởi Hàn Quốc và Nhật Bản trên 10 sân vận động của mỗi nước. Tuy nhiên hai nước Triều Tiên thi đấu như hai đội khác nhau. Đã có vài đề nghị là Triều Tiên nên đứng ra làm chủ nhà cho một hay hai trận, nhưng không có điều gì như thế đã xảy ra. Trong khi Hàn Quốc tự động được vào vòng chung kết vì là nước đồng chủ nhà và đã vào tận bán kết (xếp thứ 4) sau khi chơi rất tốt, Triều Tiên đã không qua được vòng loại khu vực châu Á (thuộc liên đoàn bóng đá châu Á) và không tham dự vòng chung kết.
Điện ảnh bán đảo Triều Tiên là nền nghệ thuật và công nghiệp điện ảnh của Triều Tiên (tính cho đến trước năm 1945) và của hai nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên - Hàn Quốc (kể từ năm 1945 đến nay). Chịu ảnh hưởng từ nhiều biến cố chính trị xảy ra trong suốt thế kỉ XX, từ giai đoạn Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên, Chiến tranh Triều Tiên đến giai đoạn chia cắt hai miền từ năm 1953 đến hiện tại, điện ảnh của nước Triều Tiên cũng có nhiều thăng trầm với lúc lắng xuống và lúc này thì dân tộc họ là đang hưng thịnh.
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về
Một đánh giá thực tế về cán cân sức mạnh trên bán đảo Triều Tiên, cũng như các lực lượng có thể được các đồng minh có khả năng điều động đến cũng sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về những động lực của Triều Tiên trong việc phát triển khả năng răn đe hạt nhân thực tế. Có phải là ban lãnh đạo Triều Tiên xa rời thực tế như truyền thông phương Tây và chính phủ Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc muốn người ta tin? Hoặc giả việc sở hữu vũ khí hạt nhân có phải là cách tốt nhất để Triều Tiên ngăn chặn một cuộc tấn công bởi một liên minh của những kẻ thù mạnh hơn nhiều hay không?...
Theo giới quan sát, trong khi Triều Tiên sở hữu quân đội lớn thứ tư trên thế giới về quân số, nhưng quân đội Triều Tiên vẫn đang được trang bị các hệ thống vũ khí được sử dụng đầu tiên từ những năm 1950 và 1960. Bên cạnh đó, lực lượng thông thường của Triều Tiên đã không theo kịp với sự đổi mới công nghệ đã có ảnh hưởng và định hình sự phát triển các hệ thống vũ khí.
Hàn Quốc đã chớp lấy những đổi mới công nghệ và phát triển một khả năng quân sự hiện đại, mạnh mẽ trong khi các lực lượng của Triều Tiên vẫn ở tình trạng tụt hậu. Điều này cũng đúng đối với Nhật Bản và Mỹ. Để bù đắp sự yếu kém về vật chất kỹ thuật, Triều Tiên đã ngày càng đi theo hướng phát triển phương tiện và khả năng phi đối xứng, cũng như tăng cường đầu tư vào việc phát triển, mua sắm vũ khí hạt nhân và phát triển một hệ thống phương tiện mang phóng tin cậy những vũ khí này.
Triều Tiên đã cơ bản duy trì cùng một chiến lược quân sự trên bán đảo kể từ khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên. Tuy nhiên, căn cứ vào cán cân sức mạnh quân sự thay đổi theo hướng Hàn Quốc ngày càng chiếm ưu thế, chiến lược này đã được sửa đổi nhiều lần. Phần lớn các lực lượng mặt đất của Triều Tiên đang được triển khai ở tuyến trước, gần với khu phi quân sự (DMZ). Điều này giảm thiểu chi phí hậu cần, do các đơn vị sẽ không phải thay đổi vị trí trong trường hợp quyết định tiến đánh Hàn Quốc hoặc để thực hiện các chiến dịch tiến công hạn chế trên biên giới.
Việc triển khai phía trước của quân đội Triều Tiên cũng buộc Hàn Quốc luôn phải duy trì lực lượng ngăn chặn lớn ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao dọc theo ranh giới phía nam của DMZ. Mối đe dọa tiến công thường xuyên từ phía bắc cũng khuếch đại ảnh hưởng của bất kỳ hành động đe dọa xuất phát từ Bình Nhưỡng.
Hiệu quả của việc triển khai phía trước một số lượng lớn lực lượng mặt đất của Triều Tiên, trong đó có sự tập trung cao độ các đơn vị pháo binh cỡ nòng lớn mà phần lớn trong số đó là pháo kéo và không tự hành, đã trở thành một câu hỏi trong những năm gần đây. Việc triển khai một phần lớn lực lượng mặt đất của Triều Tiên mà nhiều trong số đó có sức cơ động hạn chế, cũng như khoản đầu tư lớn trong nhiều thập kỷ cho một mạng lưới công trình phòng thủ cố định khiến cho các lực lượng này dễ bị đánh vu hồi nhanh chóng bằng các chiến dịch đổ bộ đường biển và đường không. Có thể ban lãnh đạo Triều Tiên đã rút ra bài học này trong chiến tranh Triều Tiên, khi họ bị đánh tạt sườn bằng chiến dịch đổ bộ ở Inchon. Chiến dịch này là bước ngoặt then chốt dẫn đến thất bại hoàn toàn của Triều Tiên và họ chỉ thoát khỏi sự thất bại hoàn toàn nhờ Trung Quốc tham chiến (kháng Mỹ viện Triều).
Mặc dù khá phụ thuộc vào sức mạnh quân sự Mỹ sau khi chiến tranh Triều Tiên chấm dứt và trong hầu hết chiến tranh lạnh, Hàn Quốc đã đầu tư rất nhiều nguồn lực kinh tế cho hiện đại hóa quân đội Hàn Quốc và ngày càng trở nên ít phụ thuộc vào lực lượng vũ trang Mỹ. Trong khi Hàn Quốc duy trì một cách khôn ngoan mối quan hệ quân sự chặt chẽ với Mỹ và quan hệ quân sự ngày càng tăng với Nhật Bản kể từ thời ông Shinzo Abe trở thành Thủ tướng. Họ cũng sử dụng nhiều hệ thống vũ khí có khả năng tương thích với các hệ thống radar, truyền tin và các hệ thống chỉ huy chiến đấu của hai đồng minh này.
Hải quân Hàn Quốc đang sử dụng hệ thống Aegis và có thể phối hợp với các tàu khu trục tên lửa của cả Hải quân Mỹ và Hải quân Phòng vệ Nhật Bản (JMSDF) trong ngắm bắn và tiêu diệt các tên lửa hành trình và máy bay hoặc các tàu chiến mặt nước khác. Mặc dù vẫn còn gần 30.000 quân Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc, quân đội Hàn Quốc đã ngày càng trở nên tự chủ trong việc bảo đảm phòng thủ đất nước. Công nghiệp vũ khí nội địa đã sản xuất nhiều xe thiết giáp và hệ thống vũ khí hiện đại và uy lực mạnh, thậm chí cả máy bay. Công nghiệp đóng tàu Hàn Quốc dẫn đầu thế giới về trọng tải đóng tàu và cũng đã đóng được nhiều tàu chiến hiện đại thuộc các lớp khác nhau. Trong khi ở phía bắc bán đảo Triều Tiên vẫn vận hành một nền kinh tế trì trệ, thì ở phía nam là một cường quốc kinh tế, một nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới tính theo GDP.
Không quân Hàn Quốc có ưu thế lớn về chất lượng so với đối thủ phía bắc. Điều quan trọng nhất là các phi công Hàn Quốc có số giờ bay cao xa nhiều đối thủ của họ và được huấn luyện bay chiến đấu sát thực tế. Ước tính các phi công Triều Tiên có 20-25 giờ bay/năm, trong khi phi công Hàn Quốc có ít nhất 130-150 giờ bay/năm. Trong khi Seoul trang bị cho phi đoàn tiêm kích và các phi đoàn không quân chiến thuật của họ các tiêm kích hiện đại thế hệ 3, 4, thì Bình Nhưỡng vẫn phải dựa vào các máy bay tiêm kích và máy bay tiến công chủ yếu được phát triển trong thập niên 1960. Mặc dù mạnh mẽ và tin cậy, nhưng một chiếc MiG-21 không thể sánh với một chiếc F-15K hoặc F-16C trong không chiến.
Một lĩnh vực mà Hàn Quốc đã tụt hậu trong bảo đảm khả năng quốc phòng của mình là lĩnh vực phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD). Việc triển khai mới đây một đại đội phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy, mặc dù Triều Tiên đã đạt được tiến bộ trong quá trình phát triển vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ hơn có thể mang phóng bằng một tên lửa đạn đạo tin cậy, Hàn Quốc có vẻ chẳng làm được gì mấy để đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng này.
Hàn Quốc đã không làm gì nhiều để phát triển các tên lửa phòng không tầm trung đến tầm xa đủ mạnh vì Không quân Triều Tiên hiện nay là mối đe dọa nhỏ hơn bất cứ lúc nào khác nếu nổ ra xung đột. Hàn Quốc đang vận hành 8 đại đội tên lửa phòng không MIM-104 Patriot PAC-II. Họ có kế hoạch nâng cấp các hệ thống này lên chuẩn PAC-III trong khi tiếp nhận triển khai nhiều hơn các đại đội THAAD trong tương lai gần.
Khi so sánh sức mạnh của lực lượng mặt đất của mỗi nước, nếu quá chú trọng vào tổng quân số đàn ông và phụ nữ mặc quân phục sẽ không thể đánh giá chính xác sức mạnh, chất lượng hay khả năng cơ động. Sở hữu 1 triệu quân là một chuyện, nhưng số quân đó được huấn luyện tốt đến đâu, có thể di chuyển nhanh thế nào trên chiến trường hiện đại, họ có các phương tiện nhân bội sức mạnh nào, hệ thống chỉ huy và kiểm soát lực lượng đó có hiệu quả ra sao, và thê đội hậu cần có tầm quan trọng bao trùm bảo đảm cho lực lượng đó có khả năng đến đâu và khả năng thích ứng thế nào? Trong khi Triều Tiên có thể đưa ra trận số quân nhiều hơn, họ so sánh thế nào với các đối thủ phía nam của họ?
Quân đội nhân dân Triều Tiên có tổng quân số thường trực xấp xỉ 1,2 triệu quân, với thêm 600.000 quân dự bị. Ngoài ra, còn có Hồng vệ binh công-nông với khoảng 6 triệu người tổ chức thành một lực lượng bán quân sự. Điều này có nghĩa là khoảng 1/4 tổng dân số Triều Tiên được tiếp nhận hình thức huấn luyện và làm quen với hoạt động quân sự nào đó và có thể được động viên trong tình huống khẩn cấp quốc gia. Các đơn vị này nhiều khả năng được trang bị vũ khí hạng nhẹ cũ hơn, ít đạn dược và trang bị nên giá trị chiến đấu rất thấp.
Nếu không có sự chỉ đạo của ban lãnh đạo chế độ và hệ thống tổ chức quân sự định hướng theo chiều dọc, việc chỉ huy và kiểm soát một lượng lớn các binh sĩ “công-nông” sẽ là không thể đối với chế độ, và thực sự có thể dẫn đến việc một bộ phận các lực lượng này nổi loạn chống lại nhà nước trong thời gian có chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp quốc gia, đặc biệt là khi tầng lớp lãnh đạo cấp cao của chế độ ở Bình Nhưỡng bị tiêu diệt bằng đòn tiến công chặt đầu thành công.
Đại đa số các đơn vị của quân đội Triều Tiên được xếp là đơn vị bộ binh hoặc bộ binh nhẹ. Thê đội phòng ngự đầu tiên gồm 4 quân đoàn bộ binh là các quân đoàn lục quân I, II, IV và V. Mỗi quân đoàn gồm 4 sư đoàn bộ binh, ngoại trừ quân đoàn lục quân II chỉ có 3 sư bộ binh. Các binh đoàn bộ binh này nắm giữ một số hệ thống đường hầm và boong-ke nằm dọc theo DMZ cực kỳ kiên cố và ở độ sâu lớn. Bốn quan đoàn được hỗ trợ bởi quân đoàn pháo binh độc lập là quân đoàn pháo binh 620.
Nằm ở phía sau các quân đoàn bộ binh là 2 quân đoàn bộ binh cơ giới hóa (các quân đoàn cơ giới hóa 806 và 815) và 1 quân đoàn thiết giáp (quân đoàn thiết giáp 820), cấu thành thê đội phòng ngự thứ hai. Mỗi quân đoàn cơ giới gồm 5 lữ đoàn bộ binh cơ giới. Các đơn vị cơ động này có thể phản ứng nhanh chóng để tăng cường cho khu vực hiểm yếu trên tiền duyên, nhanh chóng khai thác các cơ hội tiến công phát sinh và phản công khi cần thiết. Các đơn vị này là thê đội phòng ngự thứ hai mạnh mẽ và tạo thành lực lượng dự bị cơ động hùng mạnh có thể tăng cường cho phòng ngự hoặc dẫn đầu một cuộc phản công.
Thê đội phòng ngự thứ ba gồm 3 quân đoàn bộ binh (các quân đoàn lục quân III, VII và XII), mỗi quân đoàn có từ 2-3 sư bộ binh. Ngoài ra, trong biểu tổ chức và biên chế của 3 quân đoàn này còn có 8 sư bộ binh dự bị. Các quân đoàn bộ binh này được hỗ trợ bởi 1 quân đoàn pháo binh độc lập (Quân đoàn pháo binh Kangdong). Ngoài ra, Bình Nhưỡng có ít nhất 4 lữ đoàn bộ binh được giao nhiệm vụ bảo vệ thủ đô và đặt dưới sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh phòng thủ Bình Nhưỡng.
Thê đội phòng ngự thứ tư gồm 4 quân đoàn bộ binh (các quân đoàn lục quân VIII, IX, X và XI), và 2 quân đoàn bộ binh cơ giới hóa (các quân đoàn cơ giới hóa 108 và 425). Mỗi quân đoàn lục quân có ít nhất 2 sư bộ binh, còn mỗi quân đoàn cơ giới hóa được biên chế 5 lữ bộ binh cơ giới và có thể là cả một số lữ bộ binh nhẹ. Các đơn vị này được triển khai cách xa khu vực DMZ, nhưng được giao nhiệm vụ bảo vệ biên giới với Trung Quốc và hầu hết đường bờ biển dài phía đông, giáp biển Nhật Bản.
Bộ binh Triều Tiên được trang bị vũ khí thời Liên Xô hoặc vũ khí sản xuất theo giấy phép hay sao chép trái phép các vũ khí Liên Xô. Hầu hết vũ khí bộ binh được thiết kế và cung cấp cho Triều Tiên trong những năm 1950 và 1960 khi quan hệ với Liên Xô là khá tốt và chiến tranh lạnh đang ở giai đoạn cao trào. Liên bang Nga không sẵn sàng cung cấp cho Triều Tiên các loại vũ khí bộ binh hiện đại như các biến thể hiện đại của súng trường tiến công AK-74 (mặc dù Quân đội Triều Tiên đang sử dụng các bản sao chép sản xuất trong nước) và thế hệ tên lửa chống tăng có điều khiển hiện tại.
Nga làm thế vì nhiều lý do, chủ yếu là chính trị (tôn trọng các quy định của LHQ) và cũng là để giảm thiểu việc sản xuất trái phép và bán vũ khí sao chép của Nga. Các loại vũ khí bộ binh mà Triều Tiên sao chép vũ khí Nga có tính năng kém hơn nguyên bản, nhưng họ cũng có các vũ khí sao chép khá tốt để làm vũ khí tin cậy và hiệu quả trang bị cho các lực lượng tiền tuyến và dự bị của Quân đội nhân dân Triều Tiên.
Các đơn vị bộ binh cơ giới hóa được tổ chức thành 4 quân đoàn bộ binh cơ giới, trong đó 2 quân đoàn được bố trí trong phạm vi cách DMZ 100 km. Các xe bọc thép trang bị cho các đơn vị cơ giới hóa tất cả đều là xe nhập khẩu từ Trung Quốc và Liên Xô, hoặc các loại xe tương tự do Triều Tiên tự sản xuất. Đa số xe bọc thếp trang bị cho các quân đoàn cơ giới hóa là BTR-60 và BTR-80 của Liên Xô hoặc biến thể sao chép nội địa của chúng là M-2010 (sản xuất theo 2 biến thể 6×6 và 8×8), hoặc Type-63 của Trung Quốc. Type-63 đã được Triều Tiên sao chép và sản xuất với tên gọi là VTT-323.
Triều Tiên cũng đã phát triển Type-63 thành xe tăng lội nước hạng nhẹ BT-85, và sử dụng các bộ phận, linh kiện của cả M-2010 và BT-85 vào xe bọc thép chở quân Chunma-D (Model-2009). Xe chiến đấu bộ binh duy nhất trong quân đội Triều tiên là BMP-1 của Liên Xô với tên gọi là Korshun. Quân đội Triều Tiên không có một loại xe chiến đấu bộ binh hiện đại ngang tầm với các xe của Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản hay Mỹ.
Có lẽ ví dụ rõ ràng nhất về mức độ tụt hậu của Triều Tiên về công nghệ các hệ thống vũ khí thiết giáp là lĩnh vực thiết kế xe tăng chủ lực. Quân đội Triều Tiên có hàng ngàn xe tăng trong các đơn vị thường trực, cũng như hàng ngàn chiếc dự trữ. Các xe tăng chủ lực ở tuyến 1 tất cả đều dựa trên các thiết kế T-55 và T-62 của Liên Xô, là các xe tăng được thiết kế và đưa vào trang bị từ thập niên 1950 và 1960.
Xe tăng chủ lực hiện đại nhất trong trang bị của Triều Tiên là Pokpung-ho. Pokpung-ho rõ ràng là được chế tạo dựa trên cả T-62 và T-72, nhưng được cải tiến nhiều và có một số nâng cấp quan trọng. Pokpung-ho có khung gầm của T-62 được kéo dài, một số điểm tương đồng ở thân xe với T-72, lắp thêm các tấm giáp phản ứng nổ (nâng cấp Pokpung-ho III) và lắp thêm các tấm giáp composite cho mặt trước tháp pháo. Các Pokpung-ho II và III dường như được trang bị một pháo nòng trơn 125mm, trong khi tất cả các biến thể trước đó được trang bị một pháo chính 115mm. Quân đội Triều tiên hiện có khoảng 500-1.000 xe tăng Pokpung-ho thuộc tất cả các biến thể, và 1.000 xe tăng Chonma-ho (dựa trên T-62M).
Ngoài ra, trong biên chế còn có 2.500 xe tăng chủ lực khác, kể cả số xe tăng trong lực lượng tăng-thiết giáp dự bị. Số xe chủ yếu thuộc các loại T-62M, T-55 và Type-59. Ngoài ra, quân đội Triều Tiên còn duy trì hàng trăm xe tăng hạng nhẹ lội nước của Liên Xô và do Triều Tiên sản xuất, nhiều khả năng là để tăng cường cho đội tàu đổ bộ cổ lỗ của Hải quân nhân dân Triều Tiên. Cũng có khả năng một số lượng đáng kể tăng T-34-85 vẫn đang được cất giữ trong các kho dự trữ.
Các xe tăng chủ lực Pokpung-ho III trong cuộc duyệt binh ở Bình Nhưỡng. Trên tháp xe có lắp 1 hệ thống tên lửa phòng không mang vác và 2 tên lửa chống tăng có điều khiển, thân và mặt trước tháp xe được lắp thêm giáp bảo vệ tăng cường