Formosa chưa được cấp phép xả thải xuống biển. Hiện các cơ quan chức năng của Bộ TN-,MT vẫn đang tiến hành các bước thủ tục kiểm tra, thẩm định cần thiết.
Các mẫu câu có từ “Flush”, “Rinse” và “Release water” với nghĩa “Xả nước” và dịch sang tiếng Việt
Công ty TNHH Phú Thái Sơn tại thôn Đông, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội hoạt động sản xuất, kinh doanh Bia và Kem được xả thải vảo nguồn nước với chế độ xả thải liên tục, lưu lượng xả nước thải lớn nhất 50m3/ngày đêm, thời hạn của giấy phép là 3 năm.
Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; Luật Bảo vệ Môi trường 2020 cũng quy định tích hợp 7 loại giấy phép môi trường thành phần, trong đó có giấy phép xả thải thành 1 loại giấy phép chung, gọi là Giấy phép môi trường.
Theo quy định tại Điểm a, Khoản 4, Điều 30, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và Điểm a, Khoản 3, Điều 44 Luật Bảo vệ Môi trường thì các dự án, cơ sở phải gửi hồ sơ đề nghị xin cấp Giấy phép môi trường trước khi hết hạn 6 tháng. Tuy nhiên, Công ty TNHH Phú Thái Sơn đợi đến khi Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước hết hạn (13/01/2023) thì doanh nghiệp này mới nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép môi trường.
Nghị định số 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ ban hành về quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đối với hành vi vi phạm quy định về thực hiện giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy phép môi trường được cấp lại theo quy định.
Điều 20, Nghị định số36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyen nước, khoáng sản: Đối với hành vi xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép thì phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ trên 5m3/ngày đêm đến dưới 50m3/ngày đêm….
Trao đổi qua điện thoại với phóng viên, lãnh đạo phòng Tài nguyên môi trường huyện Sóc Sơn cho biết: Sẽ kiểm tra ngay những thông tin phóng viên trao đổi, trong đó có nội dung Công ty TNHH Phú Thái Sơn vẫn hoạt động bình thường khi không có Giấy phép môi trường.
Tự hào được thực hiện bằng ♥ ở Ba Lan
Sự việc đang khiến dư luận và đặc biệt là nhân dân các tỉnh miền Trung quan tâm và trở thành tâm điểm trong những ngày qua và chưa thấy dấu hiệu hạ nhiệt là câu chuyện cá chết hàng loạt ở Hà Tĩnh được cho là có liên quan tới việc xả thải ra môi trường của FORMOSA. Sự việc chưa có kết luận chính xác song hãy cùng môi trường PERSO tìm hiểu một số những giấy phép và xả thải của FORMOSA Hà Tĩnh.
Xem xét và đánh giá những báo cáo quan trắc môi trường được gửi từ Formosa
Chỉ tính riêng ba tháng đầu năm 2016, Formosa xả 931.830m3 nước thải ra biển và nếu như nó bị dính nghi án gây ô nhiễm thì hậu quả quả thực là không thế biết còn diễn biến phức tạp như thế nào nữa. Bộ trưởng bộ tài nguyên môi trường yêu cầu các đơn vị liên quan đến công tác quản lý môi trường không nghỉ lễ mà phải thường trực để xử lý các công việc cấp bách liên quan đến vụ việc hải sản chết hàng loạt. Bộ TNMT cũng yêu cầu Formosa phải thực hiện quan trắc nước thải và nước nguồn tiếp nhận. Cụ thể: Quan trắc liên tục tự động nước thải tại vị trí đập quan trắc nước thải sau xử lý từ hệ thống xử lý nước thải công nghiệp công suất 45.000m3/ngày đêm với các thông số quan trắc là: nhiệt độ, pH, COD, SS, tổng ni-tơ và lưu lượng nước thải.
Quan trắc định kỳ theo tần suất 1 tháng/lần lưu lượng, chất lượng nước thải tại vị trí thu gom nước thải đầu vào hệ thống xử lý và nước thải sau xử lý tại vị trí đập quan trắc nước thải trước khi xả ra biển vịnh Sơn Dương với các thông số quy định.
Vị trí quan trắc nước tiếp nhận gồm hai điểm, một điểm cách vị trí xả nước thải sau xử lý 250m về phía bờ; một điểm cách vị trí nước thải sau xử lý 250m ở ngoài khơi. Tần suất quan trắc được quy định 3 tháng/lần.Việc thu gom, vận hành hệ thống xử lý nước thải phải theo đúng thiết kế, quy trình nêu trong hồ sơ; đảm bảo các thông số chất lượng nước thải luôn đạt quy định ghi trong giấy phép trước khi xả vào nguồn nước tiếp nhận. Khi có bất kỳ thông số nào không đạt yêu cầu ghi trong giấy phép, Formosa phải ngưng ngay việc xả nước thải để thực hiện các biện pháp khắc phục.
Hoạt động lấy mẫu nước thải tiến hành đem đi phân tích
Ngoài ra, Formosa chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý tài nguyên nước và môi trường ở trung ương và địa phương; chuẩn bị nhân lực, trang bị các phương tiện cần thiết sẵn sàng ứng phó, khắc phục sự cố gây ô nhiễm nguồn nước; đồng thời báo cáo kịp thời về cơ quan cấp phép, cơ quan chức năng địa phương trong trường hợp có sự cố ô nhiễm nguồn nước do việc xả nước thải.
Hàng năm, trước ngày 15/12, Formosa phải tổng hợp báo cáo Bộ TNMT và Sở TNMT tỉnh Hà Tĩnh về tình hình thu gom, xử lý nước thải, xả nước thải và các vấn đề phát sinh trong quá trình xả thải. Thêm vào đó, Riêng đối với Hà Tĩnh, Bộ TNMT đã báo cáo Chính phủ và sẽ đầu tư cho Hà Tĩnh một hệ thống quan trắc tự động để bất cứ lúc nào, từ Hà Nội, Bộ TNMT cũng có thể quan trắc, cũng có thể lấy mẫu nước thải tự động từ Formos
Một số những nội dung liên quan
Kết quả quan trắc chất lượng nước tại ven bờ 4 tỉnh miền Trung.
Cùng với việc quan tâm tới công tác xử lý nước thải công nghiệp tại Formosa, thì chất lượng nước tại các vùng biển cũng đang được quan tâm một cách “đặc biệt”. Theo báo các và đánh giá mới nhất thì Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên – Môi trường) cho biết, kết quả phân tích từ 9 đến 16 chỉ số mẫu nước biển tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế cho thấy các chỉ số đều nằm trong giới hạn cho phép. Tại mỗi tỉnh, đoàn công tác tổ chức lấy mẫu nước tại ít nhất 3 vị trí, nhiều nhất là 6 vị trí, tập trung ở các bãi tắm như Đá Nhảy, Nhật Lệ (Quảng Bình), Lăng Cô, Cảnh Dương, Thuận An (Thừa Thiên – Huế)… Qua đó xem xét các chỉ số liên quan như pH, DO, N-NH4, CN, Cr, Cr tổng, TSS, Pb, Fe, Cu, Zn… Qua phân tích các mẫu cho thấy, chất lượng nước biển ven bờ tại các bãi tắm 4 tỉnh trên cho thấy đều nằm trong giới hạn cho phép của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển, phục vụ mục đích thể thao, giải trí dưới nước.
Xả thải ra môi trường – những thách thức ngày đêm
Một số nội dung người dùng cũng quan tâm.
Không phát hiện cống xả thải màu đỏ tại Formosa
Ngày 20/2, đoàn kiểm tra liên ngành gồm Bộ Tài nguyên và Môi trường, tỉnh Hà Tĩnh, Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh, bộ phận quan trắc của đại diện Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa đã kiểm tra các cống xả thải của Formosa để xác minh. Đoàn đã kiểm tra trực tiếp tại ba điểm xả thải của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa không phát hiện được cống nước xả thải màu đỏ như đoạn video clip đang lan truyền trên mạng xã hội.
Theo ông Hoàng Văn Thức, sau sự cố Fomrosa, có một tổ giám sát liên ngành của Tổng cục Môi trường, Viện Công nghệ Môi trường và UBND tỉnh Hà Tĩnh giám sát việc xả thải của Formosa. Khi xuất hiện dải nước màu đỏ này, ngày 18/2, tổ giám sát đã phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh lấy mẫu phân tích. Đoàn đã lấy các mẫu hóa học môi trường biển và mẫu sinh vật để xác định hàm lượng tảo trong nước. Dự kiến một tuần nữa sẽ có kết quả.
Hình ảnh cống xả nước thải màu đỏ không phải quay ở Formosa Hà Tĩnh.
Trong quá trình kiểm tra thực địa, mỗi ngày tổ công tác tổ chức lấy mẫu 3 lần, có những lần lấy mẫu bất thường, đột xuất, không trùng thời gian. Qua kiểm nghiệm cho thấy, đến nay, chất lượng nước thải đầu ra của Formosa vẫn nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN52-cột B của Bộ TN&MT.
Đối với việc thoát nước mưa (nước mặt), Formosa có 3 hệ thống mương thoát ở 3 khu vực của nhà máy, với kích cỡ lần lượt là: cửa A rộng 29m, cao 5m, được chia thành 6 cửa nhỏ; cửa B và C rộng 20m, cao 4,8m, được chia thành 5 cửa. Đối chiếu với kích cỡ cống xả nước của Formosa và cống xả thải màu đỏ đang lan truyền trên mạng cho thấy không phù hợp.
Nhận định ban đầu về dải nước màu đỏ này, ông Hoàng Văn Thức cho biết, về phía người dân địa phương, đây là hiện tượng bình thường, hàng năm dải nước màu đỏ này vẫn xuất hiện, thường ở thời điểm từ cuối năm đến đầu năm. Cũng theo quan sát của người dân, vệt nước này đi từ biển vào cùng với quá trình thủy triểu lên, xuất hiện mấy tiếng đồng hồ rồi mất.
Về mặt khoa học, ngày 19/1/2017 cũng xuất hiện vệt nước đỏ như vậy tại cảng Vũng Áng, gần các hộ nuôi cá lồng bè. Tổng cục Môi trường đã cử đoàn phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh lấy mẫu. Kết quả phân tích cho thấy, có hiện tượng phú dưỡng trong nước cao với hàm lượng Amoni vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển (QCVN10-MT:2015/BTNMT).
Trong đợt đó, Bộ đã lấy 4 mẫu, gồm hai mẫu ở khoảng cách cách bờ biển 10 mét, nằm trên dải nước màu đỏ, một mẫu lấy cách bờ khoảng 600 mét, nơi vệt nước hồng nhạt hơn và một mẫu cách bờ 650 mét, nơi không còn vệt nước màu đỏ. Kết quả, hàm lượng Amoni cao nhất ở khu vực cách bờ 10 mét, vượt quy chuẩn 91,5 lần. Đến mẫu nước biển cách bờ 650 mét, hàm lượng Amoni giảm mạnh, vượt chuẩn 4,5 lần.
Ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường.
Ngày 25/1/2017 Tổng cục môi trường chỉ đạo tổ giám sát phối hợp với Sở TNMT Hà Tĩnh quay lại các vị trí hôm trước đã lấy mẫu để lấy mẫu phân tích đánh giá hiện trạng môi trường nước biển. Khi đó nước biển màu bình thường, kết quả phân tích 4 mẫu nước biển có Amoni vượt quy chuẩn từ 1,2- 2 lần. Qua đó có thể cho thấy, khu vực này đã bị ô nhiễm hữu cơ trong nước biển.
Trong điều kiện thích hợp, ô nhiễm hữu cơ sẽ phát triển thành hiện tượng phú dưỡng hay còn gọi là hiện tượng tảo nở hoa. Đợt trước Tổng cục không lấy mẫu phân tích tảo, đợt này có lấy mẫu phân tích tảo, một tuần nữa có kết quả.
Vẫn giám sát chặt xả thải của Formosa
Theo ông Hoàng Văn Thức, hiện tại tổ giám sát liên ngành của Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Hà Tĩnh cùng Viện Công nghệ Môi trường đang giám sát nghiêm ngặt hoạt động xả thải của Formosa. Từ cuối tháng 7/2016, Bộ TN&MT đã thành lập tổ giám sát toàn bộ quy trình xả thải, đưa vào 2 trạm kiểm định di động môi trường tại trạm nước thải sinh hóa và trạm nước thải công nghiệp, mỗi ngày phân tích 3 lần. Việc giám sát này được thực hiện theo 17 thông số. Nước thải của Formosa trước khi ra biển đều đạt quy chuẩn môi trường đối với 17 thông số này.
Hiện nước thải được thu gom tập trung xử lý về trạm sinh hóa, trạm công nghiệp sau đó thì theo đường thoát ngầm ra biển, ngoài ra không còn bất cứ điểm xả thải nào khác. Tất cả các thông số kiểm soát ở các điểm thải đều đạt tiêu chuẩn cho phép, tiêu chuẩn kỹ thuật 52, và quy chuẩn 40.
Ngoài ra, Bộ TN&MT cũng yêu cầu Formosa quan trắc online ở cả trạm nước thải sinh hóa, trạm nước thải công nghiệp và tại đập quan trắc trước khi thải ra biển. Việc quan trắc online được thực hiện với 14 thông số, trong đó có các thông số như phenol, xyanua, sắt, độ màu.
Về khí thải, đã yêu cầu lắp đặt thiết bị xử lý khí thải, đảm bảo khí thải đạt tiêu chuẩn trước khi ra môi trường. Formosa cũng phải lắp thiết bị quan trắc khí thải tự động. Hiện nay cả trạm quan trắc tự động về nước thải, khí thải đều được kết nối trực tiếp với Sở TN&MT Hà Tĩnh cũng như Tổng cục Môi trường.
Đến nay trong số 53 lỗi mà Formosa mắc phải, có 52 lỗi đã cơ bản khắc phục, chỉ còn việc chuyển đổi từ công nghệ dập cốc ướt sang dập cốc khô. Theo lộ trình đặt ra, đến tháng 6/2019 sẽ hoàn thành chuyển đổi công nghệ. Các yêu cầu khác của Bộ TNMT như hệ thống hồ sự cố, hồ chỉ thị sinh học, Formosa cũng đang tích cực triển khai, sẽ hoàn thiện trong năm nay. Bộ vẫn đang giám sát nghiêm ngặt các hoạt động này.