Các Làng Nghề Thủ Công Ở Tiền Giang

Các Làng Nghề Thủ Công Ở Tiền Giang

Bát Tràng là điểm đến không hề xa lạ đối với các bạn trẻ ưa thích nét văn hóa truyền thống của làng nghề gốm sứ Việt Nam. Chỉ cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 15km, đây chính là địa điểm vô cùng lý tưởng dành cho những chuyến dã ngoại cuối tuần.

Nét đẹp dịu dàng của đất mẹ phù sa

An Giang không chỉ đẹp về cảnh sắc mà còn là nơi lưu giữ nhũng nét đẹp truyền thống, đậm đà văn hóa dân tộc Việt. Đây cũng chính là một trong những điểm thu hút khách du lịch của tỉnh thành miền Tây thuộc đồng bằng sông Cửu Long này.

Hầu như nhà nào cũng có những khung cửi để dệt những tấm vải may trang phục cho gia đình và để bán, làm cho thổ cầm Chăm ngày càng thăng hoa,trong đó có thổ cẩm Châu Giang.

Dệt Thổ Cẩm là một nghề truyền thống lâu đời của người Chăm ở Tân Châu ( An Giang ). Nguyên liệu để dệt là tơ sợi và nhuộm bằng màu tự nhiên từ mủ cây, vỏ cây và trái cây, làm cho màu sắc trên sản phẩm rất đặc biệt và bền. Hoa văn được dệt lên các đồ vật đều có ý tưởng sáng tạo từ truyền thống đến hiện đại càng làm tăng thêm giá trị nghề dệt nơi đây.

Cạnh bờ sông Hậu mênh mang của Đồng bằng sông Cửu Long trù phú có một làng nghề dệt chiếu rất lâu đời và ngôi chợ hơn 100 năm tuổi thuộc huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Chợ chiếu Định Yên còn được người dân địa phương gọi là chợ “ma” bởi sinh hoạt khá lạ lùng của nó!

Làng chiếu Định Yên là làng nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời. Những người bản địa cố cựu cũng không biết làng nghề có tự bao giờ. Theo các nhà nghiên cứu thì cư dân làng chiếu Định Yên có gốc gác từ đồng bằng ven biển Bắc Bộ (Thái Bình, Nam Định). Khi vào phương Nam, lưu dân đã mang theo nghề dệt chiếu truyền thống; các hoa văn, họa tiết và kỹ thuật dệt, in trên mặt chiếu đã chứng minh điều này.

Bên cạnh vẻ đẹp trù phú mà thiên nhiên ban tặng, Cần Thơ còn là nơi được mọi người biết đến bởi sự đa dạng phong phú về các làng nghề truyền thống được lưu truyền từ nhiều thế hệ. Một trong những làng nghề nổi tiếng đó là làng nghề chằm nón lá tại ấp Thới Tân A, huyện Thới Lai, Cần Thơ, với lịch sử hơn lâu đời hơn 70 năm.

Nơi đây không những mang nét trù phú của những làng xóm nép mình dưới rặng dừa mà còn mang dáng dấp xa hoa, lộng lẫy của đô hội sầm uất, chẳng thế mà ở đây lại nổi danh với câu ca: “Cần Thơ có bến Ninh Kiều Có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân”.

Các làng nghề truyền thống là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa, nghệ thuật của ông cha ta chính vì vậy cần lưu giữ và phát triển. Nhiều làng nghề đang phát triển và vươn ra thế giới nhưng cũng có những làng nghề đang dần mai một. Cần có những biện pháp để hỗ trợ làng nghề có thêm cơ hội phát triển.

Trên đây là một số làng nghề truyền thống nổi tiếng với những sản phẩm độc đáo, tinh xảo mà

muốn được chia sẻ với bạn đọc, để chúng ta hiểu hơn về lịch sử, về văn hóa đất nước và cùng nhau gìn giữ những giá trị văn hóa này.

36 Phan Huy Ích, P15, Quận Tân Bình, HCM

Hotline: 0912228997 - 0961938388

Làng nghề kim hoàn Định Công từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người Hà Nội và là một trong những điểm tham quan nức tiếng đối với du khách phương xa. Trải qua nghìn năm lịch sử, lọt thỏm giữa những tòa cao ốc trọc trời thì mảnh đất Định Công nhỏ bé giữa lòng thủ đô vẫn còn lưu lại những vết tích lịch sử quý giá về một thời kỳ hưng thịnh của văn hóa nước nhà.

Làng nghề kim hoàn Định Công hay còn được gọi là Định Công kim hoàn, nằm bên bờ sông Tô Lịch, thuộc phường Định Công, quận Hoàng Mai. Nổi tiếng với nghề kim hoàn có tuổi đời lên đến hơn 1000 năm, được xếp vào bốn nghề tinh hoa nhất đất Thăng Long xưa “Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xá”.

Sản phẩm kim hoàn trứ danh của đất Định Công.

Vào khoảng những năm 571 – 603, thế kỷ VI thời vua Lý Nam Đế, có ba anh em nhà họ Trần là Trần Hòa, Trần Điện và Trần Điền đã đến đất Định Công mở cửa hàng vàng bạc, truyền nghề cho dân chúng và chế tác ra những đồ kim hoàn nổi danh khắp cả nước bởi độ tinh xảo. Thực chất, ba anh em nhà họ Trần không phải là người khai sáng nghề kim hoàn tại đây nhưng lại là những người có công phát triển các kỹ thuật chế tác. Để tỏ lòng biết ơn người dân ở đây xưng tụng các ông là tổ nghề, lập đền thờ tại số 51 Hàng Bạc (Hà Nội) và tổ chức lễ giỗ tổ vào ngày 12 – 2 âm lịch hàng năm.

Nghề kim hoàn Định Công có tuổi đời hơn 1000 năm.

Vào thời kỳ chiến tranh loạn lạc, cuộc sống gặp nhiều khó khăn nên người dân trong làng di tản khắp nơi, người thì bỏ nghề tìm việc khác mưu sinh. Làng nghề kim hoàn Định Công vì thế mà đứng trước nguy cơ mai một dần. Mãi đến năm 1990 nghệ nhân Quách Văn Trường và cháu trai Quách Văn Hiểu mới quay lại khôi phục nghề truyền thống và duy trì cho tới tận bây giờ.

Theo tài liệu ghi chép lại thì đồ vàng bạc do người làng Định Công chế tác vô cùng tinh xảo, nổi tiếng nhất đất Thăng Long. Người dân còn rủ nhau ra phường Đông Các nay là phố Hàng Bạc để hành nghề, giao lưu với các thợ bạc Đồng Sâm (Thái Bình) và thợ bạc Châu Khê (Hưng Yên). Thợ kim hoàn Định Công ai có vốn thì mở cửa hàng buôn bán trang sức mỹ nghệ cho giới nhà giàu, quan lại; ai không có vốn thì đi làm thuê cho các cửa hàng. Sự ra đời của nghề kim hoàn Định Công góp phần phổ biến thương hiệu phố vàng bạc mỹ nghệ cho Hàng Bạc. Đền thờ tổ đặt ở đây cũng chính là vì vậy.

Các sản phẩm kim hoàn Định Công từng nức tiếng khắp đất Thăng Long xưa.

Theo chia sẻ của nghệ nhân Quách Văn Trường thì đặc thù nghề kim hoàn Định Công cũng là yêu cầu với những người theo nghề đó là phải nắm chắc 4 kỹ thuật: Trơn, đấu, đậu, chạm. Trơn là công đoạn định hình hình dạng mẫu sản phẩm, đúng tiêu chuẩn và đúng các thông số. Đấu là bắt tay vào lắp ráp các chi tiết thành sản phẩm hoàn chỉnh sao cho ăn khớp và cân đối. Chạm là bước khắc, vẽ hoa văn họa tiết lên bề mặt sản phẩm. Đậu là kỹ thuật kéo khối bạc thành các sợi mảnh, nhỏ như sợi tóc và vẽ hoa văn sau đó cuốn vào trang trí cho các họa tiết như cánh hoa, cánh bướm, động vật,… Đậu bạc được làm thủ công hoàn toàn bằng tay, không có sự can thiệp của máy móc; đậu phải đều tay, hàn nuột, không để lại vết, từng chi tiết phải hài hòa rõ nét sống động. Sản phẩm cuối cùng phải thật sự là một tác phẩm nghệ thuật đáp ứng được cả phần nhìn hay giá trị thẩm mỹ và giá trị sử dụng. Bạc dùng để đậu phải là bạc ta nguyên chất. Kỹ thuật đậu của các thợ kim hoàn Định Công tinh xảo đến mức không bao giờ trộn lẫn với bất cứ làng nghề nào khác và qua bao nhiêu năm vẫn luôn giữ được chất riêng.

Chiêm ngưỡng các tuyệt tác đậu bạc cực tinh xảo của các nghệ nhân Định Công.

Các nghệ nhân kim hoàn Định Công xưa thường chỉ đậu các sản phẩm nhỏ như: nhẫn, khuyên tai, cành hoa, con ong,… Sau này khi cuộc sống phát triển, nhu cầu mở rộng thì ông Trường cùng các cháu đã tìm hiểu và cho ra đời nhiều sản phẩm trang sức đậu có kích thước và hình dáng lớn hơn như lắc vòng tay, ví cầm tay, đĩa,…Cũng phải nói thêm rằng, với các sản phẩm đậu đơn giản thì thợ phụ chỉ học việc khoảng 1 năm là có thể làm được, nhưng với các sản phẩm đậu phức tạp đòi hỏi không dưới 8 năm kinh nghiệm mới có thể tự tin chế tác.

Thời xưa, làng nghề kim hoàn Định Công có các họ nghề nổi tiếng như Mai, Lê, Quách, Trần, Nguyễn,… Trong đó, họ Quách chuyên về đậu bạc; họ Trần, Mai chuyên về vàng. Xong đến thời điểm hiện tại chỉ còn duy nhất hai nghệ nhân nhà họ Quách là máu lửa với nghề và duy trì sản xuất thường xuyên. Với 4 thế hệ theo nghề đậu bạc, họ Quách là nhân chứng sống cho sự thăng trầm trong nghề kim hoàn ở Định Công. Các ông nhớ lại, thời kỳ bao cấp đất nước còn vô cùng khó khăn về mọi mặt nhất là kinh tế nên vàng bạc bị Nhà nước quản lý chặt chẽ. Người dân trong làng phải thay thế vàng bạc bằng nguyên liệu đồng, mà cũng chỉ được lấy từ những chiếc quạt hay công tơ. Có những thời gian nguyên liệu khan hiếm, thị trường đầu ra hạn chế nên nhiều người phải bỏ nghề. Sau này đất nước phát triển, văn hoa phương Tây du nhập, các thanh niên lớp kế cận không còn mặn mà với nghề truyền thống mà đi theo những công việc có mức lương cao tiền đồ sáng lạn hơn. Nghề đậu bạc cứ dần rơi rụng… Những cúp vàng, giải thưởng, danh hiệu trong từng ấy năm của các nghệ nhân kim hoàn Định Công cũng không thể khỏa lấp nỗi lo lắng mất nghề của các bậc tiền bối nơi đây. Gặp gỡ anh Quách Phan Tuấn Anh, truyền nhân và cũng là con trai út của nghệ nhân Quách Văn Trường, anh cho hay mặc dù bản thân đã hoàn thành 2 bằng Đại học nhưng vẫn chọn nghề đậu bạc, tuy bấp bênh nhưng nó là linh hồn của gia đình bao nhiêu lâu nay. Mà thật ra, nhu cầu rất nhiều nhưng thiếu thợ, nhiều lúc hợp đồng đến tận tay cũng không dám đặt bút kí. Thu nhập cũng phải là quá thấp, một sản phẩm có thể lên tới cả chục triệu đồng với công sức 1 tháng bỏ ra cho khoảng 6 thợ.

Anh Tuấn Anh – truyền nhân đời thứ tư của họ Quách ở Định Công.

Năm 2005, UBND quận Hoàng Mai phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam  tổ chức lớp dạy nghề miễn phí cho 30 học viên trong vòng 3 tháng, hoạt động này nhằm thể hiện sự quan tâm và mong muốn duy trì nghề đậu bạc ở Định Công. Tuy nhiên, bài toán vẫn chưa được giải quyết triệt để bởi theo như anh Tuấn Anh thì mỗi năm chỉ có 1 lớp, nếu học viên muốn theo đuổi nghề phải tự bỏ tiền túi ra học tiếp. Với nghề đậu bạc, muốn thành nghề phải mất ít nhất vài năm chứ đừng nói đến 3 tháng. Bản thân anh trong quá trình nối nghiệp cũng gặp không ít khó khăn, nhiều lần chán nản muốn bỏ cuộc, may mà nhận được sự động viên truyền động lực của gia đình. Riêng nghệ nhân Quách Văn Hiểu cho hay, gia đình vẫn luôn mở rộng cửa đón những học viên về học nghề miễn phí nhưng kết quả rất ít người kiên trì.

Các nghệ nhân Định Công với nỗi trăn trở giữ nghề.

Với những giá trị lịch sử và văn hóa từ ngàn năm nay, sẽ thật buồn nếu như làng nghề kim hoàn Định Công chỉ còn là danh xưng. Các cơ quan nhà nước cùng với dân làng cần vạch ra con đường đi lâu dài và bền vững cho nghề kim hoàn nơi đây. Bởi thực tế cho thấy, tiềm năng kinh tế còn rất nhiều, chỉ là chưa khai thác triệt để mà thôi. Bề dày kinh nghiệm cùng truyền thống là lợi thế rất lớn với Định Công, hy vọng trong tương lai chúng ta vẫn còn được chiêm ngưỡng thật nhiều mẫu trang sức mỹ nghệ đẹp trứ danh nơi đây.