Dự Hội nghị có các đồng chí: Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Đỗ Tiến Sỹ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên khóa XIV; lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên...
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP QUANG NAM
Ngày cập nhật cuối cùng: 2022-06-01
là công ty thương mại và dịch vụ kỹ thuật cho nhiều nghành công nghiệp: chế tạo máy, thực phẩm, bao bì, cầu trục, thang máy, giấy, xử lý nước thải,…
dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng dự phòng
dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng dự phòng
Chùa Chợ Hến xã Hưng Yên Bắc được xây dựng vào khoảng thế kỷ XV với tên gọi Phúc Sơn Tự, Đến giữa thế kỷ XVII, sau khi tướng công Đinh Bạt Tụy được 3 cha con ông Nguyễn Đăng Thụy hiến kế lập công lớn, đánh tan đạo quân giặc ở phía Đông Truông Hến, đem lại bình yên cho Nhân dân. Tướng quân Đinh Bạt TỤy đã giúp dân khai hoang, lập làng, mở chợ Hến, tu sửa Phúc Sơn Tự và đổi thành Hiến Phúc Sơn tự. Năm 1963 Nhân dân xây dựng thêm Quang Thiện đàn trong khuôn viên chùa. Quần thể kiến trúc này được Nhân dân gọi là chùa CHợ Hến vì ở cạnh chợ Hến.
Chùa gồm các công trình kiến trúc: cổng chùa, tắc môn, thượng điện, hạ điện, ban thờ thập đại chúng sinh, nhà khách. Di tích chùa Chợ Hến là nơi thờ Phật, Tam tòa Thánh mẫu và 3 vị nhân thần: ông Nguyễn Đăng Thụy và 2 con trai Nguyễn Đăng Đài và Nguyễn Đăng Các, những người có công trung hưng nhà Lê thế kỷ XVI.
Trải qua thời gian với nhiều lần trùng tu tôn tạo, chùa Chợ Hến vẫn giữ nguyên các hạng mục công trình, tài liệu, hiện vật có giá trị Lịch sử- Văn hóa và Nghệ thuật được lưu giữ tại chùa, như bia đá, sắc phong, câu đối, long ngai cùng nhiều tài liệu chữ Hán, đặc biệt kiệu long đình với những nét chạm khắc mềm mại, điêu luyện, các pho tượng gỗ được sơn son thiếp vàng.
Với những giá trị tiêu biểu về lịch sử- văn hóa - khoa học và thẩm mỹ, di tích Chùa Chợ Hến đã được UBND tỉnh xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 1990.
Hàng năm, cấp ủy, chính quyền và Nhân dân xã Hưng Yên Bắc tổ chức các hoạt động lễ tế Phật và tổ chức các ngày giỗ của 3 vị nhân thần được tôn là Thành hoàng làng, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn.
Lễ hội Chùa chợ Hến năm nay được tổ chức vào ngày 22/4 (3/3 âm lịch) với các hoạt động văn hóa tín ngưỡng đặc sắc, tạo môi trường sinh hoạt văn hóa tâm linh lành mạnh và không gian sinh hoạt văn hóa văn nghệ thể dục thể thao, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cũng như thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ thể dục thể thao ở địa phương. /.