Giới Thiệu Du Khách Trải Nghiệm Tại Khách Sạn Có Thể Mang Lại

Giới Thiệu Du Khách Trải Nghiệm Tại Khách Sạn Có Thể Mang Lại

Khoa Khách sạn – Du lịch, Trường Đại học Thương mại được thành lập vào ngày 26/12/1966 với tên gọi ban đầu là Khoa “Tổ chức và kỹ thuật xí nghiệp Ăn uống công cộng” (hay còn gọi là Khoa Ăn uống công cộng). Với hơn 56 năm hình thành và phát triển, Khoa KSDL Trường ĐHTM được xem là một trong những cơ sở đào tạo đầu tiên và có uy tín trong ngành du lịch, là cái nôi đào tạo của nhiều cán bộ lãnh đạo các cấp trên cả nước. Hiện nay, Khoa KSDL đang đào tạo 2 chuyên ngành: Quản trị khách sạn và Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành với chương trình đào tạo đại trà, đào tạo theo cơ chế đặc thù và đào tạo định hướng nghề nghiệp. Với chương trình đào tạo hấp dẫn, sinh viên được tham gia định hướng nghề ngay khi vào trường. Các chuyến thực tế tham quan khách sạn, tour du lịch được tổ chức thường xuyên giúp cho sinh viên nhanh chóng tiếp cận thực tiễn ngành nghề. Với thời lượng 50% đào tạo tại doanh nghiệp đối với chương trình đào tạo theo cơ chế đặc thù và định hướng nghề nghiệp được tổ chức suốt 4 năm học, giúp các em sinh viên rèn luyện và nâng cao kỹ năng nghề, tăng cơ hội việc làm cho sinh viên.

Khách sạn Gò Vấp giá rẻ - Hoàng Quân Hotel

Địa Chỉ: số 26/2 Nguyễn Văn Lượng, Phường 6, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ chí Minh.  Hotline: 0934.05.10.15 Đặt phòng: 028.22.538.775 Email: [email protected]

Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho quý vị trong việc tìm được địa chỉ nghỉ dưỡng tốt nhất cho mình.

Dịch vụ ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong bất cứ nền kinh tế nào và là yếu tố đóng góp quyết định cho tăng trưởng kinh tế thế giới. Ngay từ năm 2001, ngành dịch vụ đã tạo nên 72% GDP của các nước phát triển và xấp xỉ 52% ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, xu hướng dịch chuyển dần về các ngành dịch vụ cũng đang diễn ra mạnh mẽ, bởi đây là một ngành kinh tế đầy tiềm năng.Với sự phát triển mạnh mẽ của khối ngành dịch vụ trong nền kinh tế mở cửa hiện nay, lĩnh vực quản trị khách sạn ngày càng thu hút nguồn nhân lực trẻ với môi trường làm việc năng động, mang tính quốc tế cao và mức lương hấp dẫn. Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, trong những năm tới, nhu cầu nhóm ngành này ở Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng theo đà phát triển chung của thế giới. Khi quyết định học trong “thời điểm vàng” này tức là bạn đã kịp thời nắm trong tay một cơ hội nghề nghiệp với mức thu nhập cao. Vậy Quản trị khách sạn là gì và làm những công việc nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết sau:

Ngành quản trị khách sạn là gì?

Ngành quản trị khách sạn là ngành học về cách quản lý và tổ chức các hoạt động của khách sạn một cách hiệu quả và hợp lý. Người quản lý phải lập kế hoạch, chỉ đạo và điều phối các bộ phận nhân sự như lễ tân, phục vụ, nhà bếp, kế toán,… Phân công công việc, nhiệm vụ, phối hợp các nguồn lực, khởi xướng các kế hoạch kinh doanh và chiến lược phát triển thị trường. Kiểm soát ngân sách và các chi phí hoạt động khác. Đảm bảo việc thực hiện và tuân thủ các quy định về khách sạn do Nhà nước đặt ra. Chỉ đạo việc quảng bá hình ảnh của khách sạn thông qua các hoạt động quảng cáo, PR,...

Trong những khách sạn lớn, người quản lý khách sạn có thể chuyên sâu vào từng mảng công việc cụ thể trong khách sạn.

Quản trị khách sạn học những gì?

Với định hướng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo năng lực làm việc trong môi trường đa văn hóa, sinh viên chuyên ngành Quản trị khách sạn được trang bị những kiến thức nền tảng và chuyên sâu về quản lý, tổ chức các hoạt động khách sạn như: lên kế hoạch làm việc cụ thể, khoa học cho từng bộ phận và phân công, quản trị chất lượng dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, tổ chức các sự kiện trong khách sạn,…

Ngoài ra, để thích ứng với khối ngành dịch vụ mang tính chất tiếp xúc và giao tiếp với nhiều người, sinh viên chuyên ngành Quản trị khách sạn còn được trang bị các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, hiểu biết về các nền văn hóa trên thế giới và Việt Nam, các kiến thức về tâm lý học, và các kĩ năng về tin học như quản trị các phần mềm quản lí thông tin khách sạn. Song song đó, các bạn còn được trang bị kiến thức về hoạch định chiến lược kinh doanh lưu trú, tổ chức giám sát các hoạt động trong cơ sở lưu trú như nghiệp vụ lễ tân, buồng, dịch vụ bổ sung; còn được bổ sung hành trang kỹ năng để giải quyết các vấn đề trong công việc với các đồng nghiệp, đối tác, khách hàng như kỹ năng phản biện và thuyết phục, kỹ năng đánh giá chất lượng công việc và truyền đạt kiến thức chuyên môn với đồng nghiệp,…

Sinh viên không chỉ áp dụng những điều được học cho hình thức khách sạn mà còn có thể dùng cho việc quản lý các khách sạn quốc tế (hotel), khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp (resort, condotel) hoặc bất kỳ loại hình chỗ ở nào khác.Không chỉ bó buộc ở những môn học đại cương chung chung, chương trình đi sâu khai thác và đào tạo sinh viên trở nên nhạy bén hơn với chương trình giảng dạy đan xen với thực tế, môi trường đào tạo chuyên nghiệp, cập nhật những xu hướng mới nhất trong ngành.

Theo dự báo của các chuyên gia, với tốc độ phát triển của khối ngành du lịch – khách sạn những năm gần đây, thì nhóm ngành này luôn “khát” nguồn nhân lực chất lượng cao, vừa giỏi chuyên môn lại có năng lực ngoại ngữ tốt. Vì thế, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị khách sạn tại ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội hoàn toàn có đủ điều kiện làm việc tại môi trường đa quốc gia.

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị khách sạn có thể đảm nhận tốt các vị trí công việc như:quản lý, giám sát, điều hành trong các bộ phận kinh doanh của khách sạn như lễ tân, buồng, quản trị nhân sự, dịch vụ bổ sung, tổ chức sự kiện trong hệ thống các khách sạn trong nước và quốc tế từ 3 đến 5 sao. Chuyên viên kinh doanh tại các nhà hàng, chuyên viên phát triểncác dịch vụ trong khách sạn, quản lý, trưởng bộ phận điều phối nhân sự, lập kế hoạch, hay giám độc điều hành khách sạn,…

Ngoài ra, sau khi được bồi dưỡng thêm nghiệp vụ sư phạm bạn còn có thể tham gia giảng dạy chuyên ngành khách sạn các tại các trường Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Bạn cũng có thể tham gia nghiên cứu phát triển ngành khách sạn ở các viện, trung tâm nghiên cứu,…

Bên cạnh đó, môi trường làm việc ngànhquản trị khách sạnsau này của sinh viên luôn được đánh giá là môi trường làm việc trẻ, chuyên nghiệp, hiện đại và thu nhập ổn định và tương đối cao sao với các ngành nghề khác. Điều này cũng phần nào thu hút được người lao động muốn gắn bó và thử sức mình với công việc của ngành khách sạn. Một môi trường làm việc tốt luôn kích thích sự sáng tạo, tinh thần làm việc hưng phấn hiệu quả và tăng tính bền vững gắn bó với doanh nghiệp.

Nếu bạn muốn dấn thân vào môi trường năng động, cầu tiến, với điều kiện làm việc vừa thử thách vừa thú vị cùng cơ hội phát triển vững chắc cho sự nghiệp, thì tại sao không thử sức ngay với Chương trình Cử Nhân Quản trị Khách sạn trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Còn chờ gì nữa, hãy nhanh tay đăng ký ngay để trở thành một thành viên của HUNRE nào!

Những trải nghiệm mới lạ lần đầu được thử ở điểm đến cùng nhiều ấn tượng sâu đậm trên hành trình khám phá Việt Nam đã gieo vào tâm trí các du khách ngoại quốc nhiều cảm xúc lưu luyến.

Thiên nhiên đa dạng, quyến rũ; ẩm thực phong phú, độc đáo; con người giản dị mà chân thành, nồng hậu… là những “sắc màu” mà các du khách quốc tế đã “vẽ” về bức tranh du lịch Việt Nam ngày trở lại hậu đại dịch.

Chọn “làm lơ” những hạn chế đang cần thêm thời gian để trở nên đẹp đẽ hơn ở các điểm đến trên hành trình khám phá dải đất hình chữ S, các vị khách ngoại quốc đã có nhiều trải nghiệm thực sự khó quên. Bởi Việt Nam giống như một viên ngọc thô, ẩn giấu nhiều bất ngờ thú vị.

Ẩm thực Việt: Ấn tượng khó quên

Đặt chân đến Việt Nam, hầu hết du khách quốc tế đều cho biết Thủ đô Hà Nội là điểm dừng chân không thể bỏ qua. Bởi nơi đây hội tụ tất cả những vẻ đẹp đặc trưng riêng có về một nền văn hóa đậm đà bản sắc, những món ăn đường phố độc đáo, di tích lịch sử, thậm chí mỗi âm thanh từ cuộc sống của người dân phố cổ cũng khiến du khách tò mò, thích thú…

[Đột phá cho du lịch Việt: Nâng thời hạn visa mới chỉ là điều kiện cần]

“Con đường ngắn nhất để chạm đến trái tim là đi qua chiếc dạ dày.” Có lẽ vì thế mà ẩm thực là một phần thiết yếu trên hành trình trải nghiệm và khám phá văn hóa Việt của khách nước ngoài.

Phở và Bánh mỳ là hai món ăn được vinh dự xuất hiện trong từ điển Oxford danh tiếng cũng như đã vượt khỏi biên giới lãnh thổ Việt Nam để trở nên quen thuộc với thực khách quốc tế khi đến các nhà hàng bán món ăn Việt ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Song, việc thưởng thức Phở hay Bánh mỳ ở bất kỳ đâu sẽ mang đến cảm xúc và hương vị rất khác khi thưởng thức trực tiếp chúng ở Hà Nội.

Clara, du khách đến từ Pháp chia sẻ: “Dù đã thử nhiều món ăn khi đến Việt Nam nhưng Phở vẫn là món tôi thấy tuyệt vời nhất. Đặc biệt, nước dùng của nó thật sự rất ngon. Mùi hương và cách nêm nếm gia vị rất hoàn hảo.”

Khác với Clara, anh Miles (Cộng hòa Fiji) lại “phải lòng” với món bún chả Hà Nội. Anh cho rằng dịch vụ du lịch ở Việt Nam rất đa dạng khiến không chỉ anh mà nhiều người bạn cảm thấy khá bối rối khi phải chọn cho mình một loại phù hợp. Miles cho biết rất hào hứng khi ngắm nhìn vẻ đẹp đường phố cũng như trải nghiệm không khí nhộn nhịp, tấp nập của Hà Nội từ xe bus 2 tầng.

Tự nhận chuyến đi của mình là hành trình khám phá ẩm thực Việt, du khách Marcus Warriner (Nam Phi) rất thích món cơm tấm, bún cá. “Hương vị của những món ăn ấy vô cùng đậm đà, ấn tượng khi người Việt thường ăn kèm cả rau xanh, mọi thứ được kết hợp rất hài hòa.”

Cũng từng thử đặc sản bún đậu mắm tôm nhưng Marcus bảo “không hợp,” còn “trứng vịt lộn nhìn hơi sợ nên không dám ăn thử. Riêng thịt chó thì tôi không ăn vì điều đó là ngược đãi động vật.”

Những trải nghiệm "chưa từng có”

Việt Nam không chỉ nổi danh với nền ẩm thực phong phú và gây ấn tượng sâu đậm trong lòng thực khách quốc tế nhờ hương vị món ăn độc đáo, mà thiên nhiên đa dạng cùng các di sản nổi bật và sự hiếu khách chính là “nam châm” hút khách đến nhà.

Từng có quãng thời gian hơn 4 năm sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, Kenichi Yamanobe (Nhật Bản) thực sự cảm thấy gắn bó và nói rằng: “Việt Nam là quê hương thứ hai của tôi.”

Điều khiến Kenichi Yamanobe cảm thấy lưu luyến khi phải rời Việt Nam đó chính là: “Khoảng cách giữa người với người ở Việt Nam rất gần gũi, không như Nhật Bản và một số quốc gia khác, thậm chí các bạn gần như không có khoảng cách cả với những người xa lạ.”

“Các bạn hiếu khách và cởi mở, luôn mở rộng cửa chào đón người nước ngoài và du khách quốc tế bằng tất cả niềm tự hào khi giới thiệu về những đặc sản hay địa điểm mang tính biểu tượng, những cảnh đẹp thiên nhiên tại địa phương… Quả thực điều đó rất đúng và các bạn xứng đáng khi là quốc gia đứng thứ 9/10 điểm đến thân thiện nhất với người nước ngoài,” anh nói.

Yamanobe cho biết gần đây anh có chuyến đi tình nguyện đến Hà Giang. Anh đặc biệt ấn tượng từ dốc Thẩm Mã cùng con đường hạnh phúc uốn lượn... Yamanobe cho rằng việc tự mình trải nghiệm văn hóa bản địa bằng hình thức thiện nguyện là một trong những cách du lịch rất ý nghĩa, đặc biệt với thế hệ trẻ.

“Chuyến đi của tôi càng thêm gắn kết nhờ yếu tố tình nguyện và sự nhiệt huyết của các tình nguyện viên. Chúng tôi vừa được chiêm ngưỡng thiên nhiên hùng vỹ vùng cao, thực phẩm địa phương độc đáo vừa có trải nghiệm với đời sống của người dân và tương tác với họ. Sau chuyến đi tôi hy vọng sẽ có thêm kinh nghiệm để trở lại Việt Nam với các dự án mới,” Yamanobe chia sẻ.

Với Yamanobe, du lịch là một phần quan trọng trong cuộc sống bởi anh quan niệm “No Travel No Life” (tạm dịch: Đời là chi khi ta không đi).

Chọn một cách khác để khám phá Việt Nam, nhóm du khách Mỹ đã quyết định trải nghiệm du lịch nông nghiệp ở Ninh Bình. Trên hành trình đó họ đã vô cùng thích thú khi được cưỡi trâu, trồng lúa nước, bắt cá, mò cua, đi bộ...

“Tôi được giới thiệu về nền văn hóa nông nghiệp của Việt Nam cũng như được tận tay bắt vịt, bắt cá, là những trải nghiệm mà tôi chưa từng có trước đây. Qua đó, tôi hiểu thêm về những công việc gắn với nền nông nghiệp lúa nước của các bạn để phục vụ nhu cầu cuộc sống. Đây là lần đầu tiên tôi được thử một loại hình du lịch thú vị đến như vậy, nó khác với cách tôi ngồi trên một con tàu để nhìn ra biển hay lên một chiếc xe để ngắm nhìn cảnh vật xung quanh,” du khách Mỹ chia sẻ.

Có thể nói, những trải nghiệm mới lạ và ấn tượng sâu đậm đó đã gieo vào tâm trí khách ngoại quốc nhiều cảm xúc lưu luyến. Với họ, kết thúc hành trình này để mở ra nhiều hành trình khám phá mới cho ngày trở lại không xa. Bởi Việt Nam vẫn còn vô số danh lam thắng cảnh độc đáo cũng như các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên thế giới hấp dẫn và đặc biệt là tấm lòng hiếu khách, thân thiện của con người Việt Nam luôn hiện diện khắp nơi./.