Chi tiết: hoạt động của tàu thuyền du lịch hoặc thăm quan
Một số đặc điểm của hoạt động kinh doanh thương mại
Hoạt động kinh doanh thương mại mang một số đặc điểm sau đây:
Hoạt động thương mại gồm: Mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Một số câu hỏi liên quan đến mã ngành nghề đăng kí kinh doanh thương mại
Cần phải xác định mã ngành nghề đăng kinh doanh và điền chính xác vào Giấy đăng kí thành lập doanh nghiệp. Đây là một thông tin quan trọng.
Như đã phân tích về khái niệm của kinh doanh thương mại, ngành nghề có các đặc điểm liên quan đến buôn bán, cung cấp dịch vụ nhằm kiếm lợi nhuận thì đó được xác định là mã ngành nghề kinh doanh thương mại
Nếu quý khách có khó khăn trong việc xác định hoạt động kinh doanh của mình có phải thuộc mã ngành nghề kinh doanh thương mại hay không có thể liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ.
Việc xác định này để xác định phạm vi điều chỉnh của các pháp luật liên quan đến ngành nghề kinh doanh.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hoặc hỗ trợ thủ tục đăng ký hoạt động kinh doanh thương mại, thay đổi đăng ký kinh doanh, thành lập coogn ty xin vui lòng liên hệ đến dịch vụ thành lập công ty của Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!
Hoạt động kinh doanh bị cấm hoạt động theo Luật Đầu tư
Cũng giống như những hoạt động kinh doanh khác, hoạt động kinh doanh thương mại cũng sẽ phải tuần thủ quy định của Luật Đầu Tư về các ngành nghề không được phép kinh doanh.
Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh thương mại
Tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTG về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam không có mã ngành nghề cụ thể nào quy định cho hoạt động kinh doanh thương mại. Mã ngành nghề đăng kí kinh doanh thương mại trong các trường hợp đăng kí kinh doanh chính là mã ngành nghề đăng kí kinh doanh của hoạt động mà doanh nghiệp đã lựa chọn. Nếu hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn có những đặc điểm của kinh doanh thương mại thì đều có thể gọi mã ngành nghề của ngành nghề đó là mã ngành nghề kinh doah thương mại.
Ngành nghề kinh doanh thương mại thường tập trung ở các ngành nghề bán buôn, bán lẻ nằm ở nhóm ngành cấp 1- G.
Một số mã ngành nghề kinh doanh thương mại:
Chi tiết: Bán buôn ô tô con (loại 9 chỗ ngồi trở xuống)
Chi tiết: Đại lý ô tô con (loại 9 chỗ ngồi trở xuống)
Chi tiết: Bán buôn thóc, ngô và các loại hạt ngũ cốc khác
Chi tiết: Bán buôn thịt và các sản phẩm từ thịt
Chi tiết: Bán lẻ mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh lưu động hoặc tại chợ
Chi tiết: Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng lưu động hoặc tại chợ
Ngành nghề kinh doanh thương mại còn tập trung ở các ngành nghề cung cấp dịch vụ ở nhóm cấp 1-H, I.
Chi tiết: Vận tải hàng hóa bằng ô tô loại khác (trừ ô tô chuyên dụng)
Chi tiết: Dịch vụ đại lý, giao nhận vận chuyển
Chi tiết: Nhà khách, nhà nghỉ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày
Chi tiết: Vận tải hành khách đường thủy nội địa bằng phương tiện cơ giới
Chi tiết: Vận tải hành khách hàng không theo tuyến và lịch trình cố định
Thủ tục thành lập công ty kinh doanh thương mại
Quý khách có thể liên hệ Luật Việt An để được tư vấn và hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty kinh doanh thương mại.
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành, nghề kinh doanh. Lệ phí công bố là:100.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm nghìn đồng).
Hiện nay, Luật không quy định về thủ tục thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp. Con dấu sẽ do doanh nghiệp tự khắc và tự chịu trách nhiệm.