Phúc Lộc Thọ Chữ Hoa

Phúc Lộc Thọ Chữ Hoa

Các nhà cung cấp được chọn lọc kĩ càng Quy trình QC chặt chẽ đảm bảo đầu vào nguyên liệu Hơn 500 công nhân viên, kĩ sư đa ngành nghề vận hành chuỗi cung ứng

Vườn sinh thái Phúc Thọ Hoa Bay

(Sóng trẻ) - Làng nghề mộc Phúc Lộc (phường Ninh Phong, thành phố Ninh Bình) là một làng nghề truyền thống chuyên sản xuất các sản phẩm gia dụng và mỹ nghệ bằng gỗ. Làng nghề phát triển theo hướng cha truyền, con nối và được xếp vào danh sách 50 làng nghề truyền thống tiêu biểu nhất Việt Nam.

Từ xưa người nghệ nhân Phúc Lộc đã sáng tạo ra những sản phẩm mộc với những nét trạm trổ tinh xảo phục vụ cho việc làm nhà thờ, chùa, đền, đình… Khi đó, dù công cụ lao động hết sức thủ công, các công đoạn đục, đẽo, bào đều làm bằng tay. Tuy nhiên, nhờ có sự khéo léo và óc sáng tạo mà nghề mộc ở Phúc Lộc ngày càng phát triển được lan truyền đi khắp nơi như Thanh Hóa, Nghệ An…và trở thành làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Bắc Bộ.

Nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân, làng nghề mộc Phúc Lộc đã hướng đến mở rộng sản xuất các mặt hàng dân dụng như giường, tủ, bàn, ghế, sa lông, cửa, chấn song, tay vịn cầu thang bằng gỗ và hàng trang trí nội thất…

Bên cạnh đó, nhờ đôi bàn tay và khối óc tài nghệ, khéo léo của các nghệ nhân tài hoa, làng nghề mộc Phúc Lộc còn tạo ra những sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp, sang trọng nhưng vẫn mang phong cách truyền thống như: Tủ chè, sập gụ, sập lim, tượng thờ, các loại đồ gỗ phục vụ tế tự, lễ hội, tu sửa đền chùa, miếu mạo…

Vào dịp cuối năm, sức mua của người dân tăng cao, mặt hàng mộc mỹ nghệ được nhiều người ưa chuộng.  “Nghề mộc bận quanh năm, tuy nhiên bận nhất vào dịp cuối năm. Năm nay, thị trường thịnh hành các loại tranh lịch gỗ, kệ rượu, vật phẩm phong thủy như tượng Di Lặc, tượng Phúc - Lộc - Thọ, Kim Tiền, mã đáo thành công, long – ly - quy- phượng…Chất liệu gỗ chủ yếu ở cây có giá trị, vân gỗ đẹp, độ bền cao như: Hương, cẩm lai, mít, me tây, xà cừ. Giá trị của sản phẩm tùy thuộc vào kích thước, chất liệu gỗ, độ khó của sản phẩm”, anh Phạm Văn Thêm – thợ mộc chia sẻ.

Cũng giống như xưởng của anh Thêm, cơ sở mộc Nhung Tỵ cũng bận rộn không kém. “Do nhu cầu khách hàng cao, hiện cơ sở tuyển thêm khoảng 10 công nhân và cho lao động tăng ca liên tục để hoàn thiện hàng trả khách. Trong quá trình làm việc, chủ cơ sở luôn sát sao, kiểm tra quy trình sản xuất, bám sát công nhân để hạn chế tối đa lỗi’, chị Nhung – chủ xưởng mộc chia sẻ.

Khách đông, hàng đặt nhiều nhưng để tạo dựng thương hiệu và giữ được uy tín khi kinh doanh, người làm nghề mộc như anh Thêm, chị Nhung và các chủ xưởng vẫn đặt chữ tín hàng đầu, không chạy theo số lượng, chú trọng chất lượng, nhất là khâu chọn gỗ cần kiểm soát kỹ lưỡng.

Theo thống kê, hiện nay làng nghề mộc Phúc Lộc có khoảng 200 hộ theo nghề, giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 800 lao động tham gia. Với mức thu nhập bình quân hơn 9 triệu đồng/người/tháng với thợ đánh ráp, 450.000 đồng/ngày với thợ phụ, 550.000 - 600.000 đồng/ngày với thợ chính.

Mộc Phúc Lộc mộc mạc nhưng tinh xảo, mang đậm nét bình dị như chính sự bình dị của con người nơi đây. Chính sự mộc mạc, sức sáng tạo ấy đã thổi hồn nên những tinh hoa trong từng tác phẩm Đồ gỗ - Mỹ nghệ mang lại tiếng thơm cho làng nghề mộc Phúc Lộc.

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.